Nổi mề đay làm ngứa ngáy là bệnh ngoài da khá thông thường. Ai cũng bị nổi mề đay, nổi ngứa, ít ra một vài lần trong đời. Có người chỉ bị nhẹ, nhưng cứ phải gãi, vì ngứa mãi, cũng làm bực mình. Trường hợp bệnh nặng như bị phản vệ (anaphylaxis) có thể nguy hiểm chết người.
Bệnh mề đay |
Định bệnh nổi mề đay ra sao?
Bình thường định bệnh không khó. Vì nổi mề đay làm thành những tảng đỏ ngoài da, ngứa ghê gớm. Mề đay ngứa kéo dài vài tiếng đồng hồ rồi từ từ lặn đi. Sau đó, ngứa lại hiện ra chỗ khác. Nếu mề đay không lặn trong vòng 24 giờ có thể do chứng bệnh như viêm mạch máu làm nổi mề đay (urticarial vasculitis). Nếu mề đay bị nổi từ mô màng nhày dưới da (submucosal hay subcutaneous) là do bệnh sưng mạch máu (angioedema).
Nếu sưng thũng nước xuất hiện trong bộ máy hô hấp sẽ làm khó thở. Nếu sưng thũng nước (edema) trong bộ phận tiêu hóa sẽ làm đau bụng, đôi khi làm nghẹt ruột.
Có 2 loại mề đay: cấp tính và kinh niên.
- Mề đay cấp tính: Kéo dài dưới 6 tuần lễ. Phần lớn người trẻ dễ mắc phải.
Có thể do dị ứng vì đồ ăn như nhân hạt (nuts), hột gà, cá, tôm, do hóa chất nhuộm trong đồ ăn (tartrazine dyes), hóa chất benzoid, vài loại thuốc như aspirine, thuốc trị phong thấp, hay hóa chất cản quang tuyến phải chích khi chụp hình.
Nhiều loại thuốc trụ sinh, kháng sinh cũng làm nổi mề đay như penicillines, sulfonamides.
- Mề đay kinh niên: Phần lớn phụ nữ trung tuần dễ mắc bệnh. Có thể do nấm mốc (candida albicans), ký sinh trùng hay vi trùng (viêm xoang, nhiễm trùng đường tiểu), viêm gan B và C, bệnh mô liên kết (connective tissue như SLE và Sjogren’s syndrome), ung thư, vài thuốc men như aspirine và thuốc trị phong thấp, hay hóa chất giữ đồ ăn cho lâu khỏi hư.
Nổi mề đay kinh niên còn phức tạp hơn, vì lạnh hay bị căng thẳng.
Có những loại mề đay kinh niên không biết nguyên nhân vì sao, hay mề đay do miễn nhiễm tuyến giáp trạng. Bệnh kéo dài cả năm.
Nhưng trước khi nghĩ đến bệnh mề đay kinh niên, ta cần lưu ý bệnh liên hệ tế bào miễn dịch (autoimmune mast cell disease). Có thể thử nghiệm phức tạp để kiếm IgE (FceRI).
Cũng cần lưu ý bệnh mề đay viêm mạch máu (urticarial vasculitis). Nổi mề đay đau rát, như phỏng lửa, ngứa ngáy. Đôi khi còn thêm triệu chứng như đau khớp xương, nóng sốt, đau mắt, nước tiểu có máu, khò khè, đau ngực, tiêu chảy. Đôi khi liên hệ những loại bệnh phức tạp khác như dị ứng chất lưu huỳnh (sulfites), bệnh mô liên kết (connective tissue như SLE, Sjogren's syndrome), viêm gan B và C, dị ứng vì dược thảo, v..v..
Tiếp theo cần phải lưu ý mề đay vì lạnh, vì cọ sát, khi lặn sâu dưới nước, ra ánh sáng mặt trời, hay tập thể dục. Mề đay dễ nổi lên khi chạm vào nước đá khoảng 10 phút, lúc móng tay cào nhẹ vào da, trong khi tắm nước nóng hay tập thể dục.
Khi phải đối diện với bệnh nhân bị mề đay là cần phải để ý ít điểm căn bản sau đây:
1. Bình thường nổi mề đay không có gì trầm trọng.
2. Mề đay cấp tính có thể do nhiễm trùng, thuốc men, hay đồ ăn.
3. Mề đay kinh niên thường khó chẩn bệnh hơn. Cần thử nghiệm máu (đếm máu, đo độ máu lắng tụ, thử hoá chất trong máu, tìm chất bổ thể complement C3 và C4, đo lượng thyrotropin Vài thử nghiệm phức tạp như tìm viêm gan, ANA, thử dị ứng da. Đôi khi thử da làm sinh thiết da (biopsy).
Sau đây là vài điều căn bản trong vấn đề trị liệu:
.Bệnh nhân cần hiểu biết, nhất là loại nguy hiểm như sưng mạch máu (angioedema) hay phản vệ (anaphylaxis). Phải chích thuốc epinephrine khẩn cấp.
.Tránh nguyên nhân sinh ra bệnh như: nghi ngờ vài thứ đồ ăn, hóa chất trong đồ ăn, .v..v.. Cần ngưng uống vài thuốc có thể làm nổi mề đay như aspirine, thuốc phong thấp, thuốc cao máu (ACE inhibitors).
.Nhiều thuốc men thường dùng để trị bệnh, như antihistamines hoặc thuốc chống histamines mới, thế hệ thứ 2 như Zyrtec, Claritin, Allergra.
Đôi khi cần uống Elavil, thuốc đối kháng leukotriene receptors, thuốc beta-adrenergic, kích thích tố nang thượng thận corticosteroids và nhiều thứ thuốc khác tùy theo nhiều trường hợp khác nhau, những nguyên nhân bệnh khác nhau.
Tóm lại, nổi mề đay có thể chỉ là bệnh đơn giản, nhưng cũng có thể là bệnh rất phức tạp. Có nhiều trường hợp bệnh kéo dài rất lâu mà nguyên nhân vẫn không thể nào tìm thấy.
Có trường hợp gây khó khăn cho cả bệnh nhân và bác sĩ, nhất là bệnh nhân khi thấy ngứa mãi, gãi mãi mà không bao giờ hết bệnh!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét