Bệnh mề đay là gì?
Bệnh mề đay (có nơi gọi là mày đay) là một dạng dị ứng với những yếu tố kích thích từ các bên ngoài hoặc bên trong mà cơ thể không chịu được. Đại đa số các trường hợp mề đay có liên quan đến di truyền. Tìm hiểu sâu hơn về hiện tượng này, mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.
Nổi mề đay. Nguồn ảnh từ Internet |
Dấu hiệu nhận biết mề đay
Mề đay là một phản ứng gây phù tại chỗ và ở ngoài da. Người bị mề đay có thể dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài như nổi sẩn đỏ với các hình dáng và kích thước khác nhau và ngứa. Mề đay có thể nổi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, cũng có thể xuất hiện vào buổi chiều tối hoặc có thể cả ngày.
Một số nguyên nhân thường gặp
Dưới đây là một số yếu tố có nguy cơ cao có thể dẫn tới hiện tượng nổi mề đay:
Ăn phải nhóm thực phẩm, thức uống, gia vị dễ gây dị ứng: Một số có thể kể tới như sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển, các loại socola, sữa, bơ, phó mát, dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu ….
Ăn phải một số phụ gia lạ: Đó có thể là các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.
Sử dụng một số loại thuốc: Rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi mề đay. Có thể kể tới một số loại thuốc như thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại thuốc khác nữa.
Do bị nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh mề đay mãn tính như viêm xoang, sâu rằng, nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm mũi họng.
Do ảnh hưởng bởi một số loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ký sinh trùng.
Do các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó.
Do di truyền: Nếu trong gia đình có bố, mẹ, anh, chị em ruột bị nổi mề đay thì bạn cũng có nguy cơ cao bị hiện tượng này.
Diễn biến của bệnh nổi mề đay
Có 2 loại mề đay phổ biến đó là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính. Mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau 1 vài giờ hoặc vài ngày, mề đay cấp tính hay gặp ở người trẻ mà nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn hoặc thuốc. Hiện tượng mề đay mãn tính thường kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát, rất khó tìm ra nguyên nhân.
Điều trị bệnh mề đay
Người bị mề đay cấp tính nên ăn nhẹ, giảm muối trong khẩu phần ăn, trường hợp nặng có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn). Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng, và nên sử dụng theo chỉ định của bác sỹ.
Điều trị mề đay mãn tính
Hầu hết các trường hợp mề đay mãn tính đều có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến các bác sỹ chuyên khoa để thăm khám làm rõ nguyên nhân, làm thêm các xét nghiệm cần thiết phát hiện đúng nguyên nhân rồi mới tiến hành điều trị.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét