Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

BÊNH MỀ ĐAY KHÔNG THỂ COI THƯỜNG, NHẤT LÀ VỚI TRẺ NHỎ

Gần đây liên tiếp các trường hợp trẻ nhập viện được xác định bị dị ứng thức ăn. Trẻ bị dị ứng thức ăn không chỉ rơi vào trường hợp vài tháng tuổi mà cả những trẻ lớn.

Chớ coi thường dị ứng thực phẩm
Cách đây ít ngày, cháu Nguyễn Duy H. (14 tuổi) ở Bắc Ninh đã được gia đình đưa đến Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương trong tình trạng li bì, suy thở. Theo gia đình bệnh nhi, sau bữa cơm trưa gồm thịt gà, thịt heo, măng tươi, mít, cháu H. thấy khó chịu và xuất hiện nhiều nốt sẩn ngứa trên da, sưng nóng môi, mắt mờ, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần… Nghĩ con bị ngộ độc thực phẩm, gia đình vội đưa đến BV tỉnh Bắc Ninh. Tại đây, tình trạng trẻ ngày càng nặng lên, khó thở, tím tái, tụt huyết áp nên được bác sĩ nhanh chóng cấp cứu, đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp và chuyển đến BV Nhi Trung ương. Nghi ngờ bệnh nhi bị dị ứng thức ăn, bác sĩ đã sử dụng các thuốc vận mạch, chống sốc, an thần, thở máy bảo đảm duy trì các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường. Sau 4 ngày điều trị tích cực, cháu H. thoát khỏi tình trạng nguy kịch.
BÊNH MỀ ĐAY KHÔNG THỂ COI THƯỜNG, NHẤT LÀ VỚI TRẺ NHỎ
Nhập viện vì dị ứng thức ăn
Khi trẻ có các dấu hiệu của dị ứng thức ăn, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn

Theo bác sĩ Lê Minh Hương, Trưởng Khoa Miễn dịch - Dị ứng lâm sàng (BV Nhi Trung ương), dị ứng thức ăn có tỉ lệ cao ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 3 tuổi. BV từng tiếp nhận nhiều trường hợp dị ứng với các loại thực phẩm như trứng gà, sữa bò, sữa đậu nành, các loại hạt và cá. “Có những cháu nhỏ bị tiêu chảy kéo dài đến mức suy dinh dưỡng trầm trọng, được xét nghiệm nhiều lần nhưng vẫn không tìm thấy vi khuẩn hay vi nấm trong phân. Thậm chí dù được điều trị bằng các loại men tiêu hóa, hạn chế các thực phẩm nguy cơ nhưng trẻ vẫn bị tiêu chảy. Chỉ đến khi làm test kiểm tra mới biết trẻ bị dị ứng sữa bò. Bác sĩ chỉ định dừng ăn các sản phẩm sữa bò, sau 2 tuần trẻ hết tiêu chảy và bắt đầu lên cân” - bác sĩ Hương chia sẻ.

Dễ nhầm với bệnh đường tiêu hóa
Bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (BV Bạch Mai), cho biết trên thực tế tất cả các thực phẩm đều có thể gây dị ứng, đặc biệt là những loại giàu chất đạm. Trong đó các loại thức ăn như sữa, trứng, bột mì, đậu nành, đậu phộng, cá, mực, tôm, cua, ốc… dễ gây dị ứng hơn cả. Mới đây BV tiếp nhận bé H. N. T. (15 tháng tuổi) ở Hà Nội bị dị ứng hải sản. Trước đó, sau những lần ăn cháo tôm hay ghẹ, bé đều nổi mụn đỏ quanh miệng. Tình trạng này chỉ xuất viện một vài giờ là đỡ nên gia đình chủ quan. Gần đây nhất sau khi mẹ bé bóc tôm lấy thịt cho ăn trực tiếp thì bé T. xuất hiện các nốt ban đỏ toàn thân, kèm theo đau bụng, khó thở nên gia đình đưa con đến BV. Bệnh nhân phải uống thuốc kháng sinh và bôi thuốc sau cả tuần mới khỏi.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy có đến 40% trẻ nhỏ có nguy cơ dị ứng thức ăn, trong đó nhiều trường hợp chỉ ăn những loại thức ăn bình thường hằng ngày nhưng do cơ địa dị ứng nên gây ra tình trạng sốc phản vệ. Tuy vậy, tỉ lệ này giảm dần theo tuổi. “Hiện tượng này xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể xác định nhầm một protein là có hại, cho rằng cơ thể đang bị tấn công nên gửi các tế bào bạch cầu đến bảo vệ và gây ra phản ứng dị ứng. Những phản ứng này có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng như viêm da dị ứng, rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp hay sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng” - bác sĩ Khánh giải thích.

Theo bác sĩ Khánh, trước khi trẻ có phản ứng dị ứng với loại thức ăn nào đó thì bé phải tiếp xúc với thức ăn đó ít nhất một lần. Nhẹ thì da có thể nổi mề đay, phù mạch, đau bụng, tiêu chảy; nặng hơn thì có phản ứng sốc phản vệ: khó thở, tím tái, co thắt phế quản, rối loạn nhịp, nhịp tim tăng, hạ huyết áp… Quá trình này diễn biến rất nhanh, nhiều trường hợp nếu không được cấp cứu kịp thời trẻ có thể tử vong. “Khác với người lớn dị ứng thức ăn có thể biểu hiện ở cả đường tiêu hóa, da, còn ở trẻ đôi khi chỉ biểu hiện duy nhất ở đường tiêu hóa vì thế việc phát hiện bệnh rất khó. Không ít trường hợp bị dị ứng thức ăn nhưng có biểu hiện lâm sàng như rối loạn tiêu hóa nên có thể gây nhầm lẫn” - bác sĩ Khánh nhấn mạnh.

Bác sĩ Hương lưu ý dựa vào tiền sử bệnh dị ứng của bố mẹ, có thể xác đinh được nguy cơ dị ứng của bé ngay khi còn nằm trong bụng mẹ. Chẳng hạn cả bố mẹ cùng mắc các bệnh dị ứng thì 50%-80% con nguy cơ mắc. Nếu một trong hai bố mẹ bị thì khoảng 20%-40% con có nguy cơ. Do đó trẻ sinh ra trong những gia đình có cả bố và mẹ bị dị ứng hoặc một trong hai người bị dị ứng cần chú ý đề phòng dị ứng sớm qua chế độ ăn. Ngoài ra, trẻ em dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị dị ứng nhất vì ở độ tuổi này hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Nếu cha mẹ thấy trẻ có các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa khắp người, sưng phù môi, mắt...; có thể khàn tiếng, hắt hơi, ho, khò khè, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở... cần đưa ngay trẻ tới BV nếu không trẻ có thể tụt huyết áp, trụy mạch, suy hô hấp và tử vong.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

THUỐC TRỊ MỀ ĐAY CHO CÁC MẸ CÓ CON NHỎ

Em mới sinh được 3 tuần, đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nhưng ngặt 1 nỗi là em bị mề đay không rõ nguyên nhân.

Ngày nào cũng nổi mẩn ngứa khắp người, điều này làm em cực kỳ khó chịu và không thể nghỉ ngơi. BS cho em hỏi có loại thuốc gì chống dị ứng mà dùng được cho phụ nữ đang cho con bú không ạ? 
(Le trinh - trinh...@gmail.com)
THUỐC TRỊ MỀ ĐAY CHO CÁC MẸ CÓ CON NHỎ
Ảnh minh họa
Le Trinh thân mến,

Sử dụng thuốc trong thai kỳ và trong giai đoạn cho con bú đều phải cẩn thận, nhất là các thuốc chưa có nghiên cứu thực nghiệm an toàn trên người.

Các thuốc chống dị ứng thường được sử dụng nhất thuộc nhóm antihistamine, một hoạt chất ức chế hoạt động của histamine - chất được tế bào phóng thích khi có phản ứng dị ứng xảy ra. Nhưng liệu các antihistamine này có an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú?

- Ở phụ nữ mang thai: nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc không gây ra bất cứ nguy hại nào trên con non mới sinh, nhưng chưa có bằng chứng đảm bảo việc sử dụng an toàn trên người trừ một số thuốc được khuyến cáo có thể sử dụng như Cetirizine và Loratadine vì hiệu quả an toàn đã được nghiên cứu.

Vì vậy để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai với tiêu chí “phòng ngừa vẫn hơn” nên thuốc vẫn nằm trong khoảng “chống chỉ định sử dụng” hoặc “sử dụng thận trọng” trong tình huống buộc phải lựa chọn hiệu quả điều trị cho mẹ hơn nguy cơ gây ra cho thai.

- Ở phụ nữ đang cho con bú: hàm lượng của một số antihistamine đi qua sữa mẹ rất thấp, nên có thể sử dụng hạn chế mà không ảnh hưởng đến trẻ.

Các thuốc chống dị ứng sau đây được khuyến cáo có thể sử dụng ở phụ nữ cho con bú: 

- Cétirizine 10 mg (Zyrtec, Virlix), 1 viên/ngày hoặc

- Desloratadine 5mg ( Aerius) 1 viên/ngày hoặc

- Lévocétirizine 5mg (Xyzall) 1 viên/ngày hoặc

- Loratadine 10mg(Clarityne, Zaprilis) 1 viên/ngày

Tốt nhất trước khi dùng thuốc nên hỏi ý kiến BS bạn nhé.

Thân mến,

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

CHỮA MỀ ĐAY TỪ QUẢ LỰU

Theo sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, quả lựu có vị ngọt, chua, chát, tác dụng làm nhuận được họng bị khô, trừ được lao.

Cây lựu còn có tên gọi là tháp lựu, thạch lựu, an thạch lựu, đan nhược, kim bàng, kim tương, tạ lựu... là một loại cây nhỏ, thuộc mộc, cao chừng 2-3m, thân xám có vỏ mỏng, cành mảnh, lá đơn mọc đối, hình thuôn dài, mép nguyên cuống ngắn.
Hoa lựu màu đỏ tươi hoặc màu trắng (bạch lựu) mọc riêng lẻ, hoa thường nở về mùa hè. Quả da màu lục, khi chín màu vàng đỏ lốm đốm.
Trong quả có 8 ngăn xếp thành hai tầng, tầng trên có 5 ngăn, tầng dưới có 3 ngăn, phân cách nhau bởi một màng mỏng. Hạt rất nhiều, hình 5 cạnh, sắc hồng trắng, có vị ngọt, thơm.

Cây lựu được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và lấy quả ăn. Vỏ quả lựu vị chua, chát, tính ôn, có tác dụng làm săn ruột, cầm tiêu chảy, ... Rễ dùng sát trùng rất tốt và trị được huyết lậu.
CHỮA MỀ ĐAY TỪ QUẢ LỰU
Quả lựu cũng là một vị thuốc
Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh:
Bài 1: Chữa nổi mày đay, mẩn ngứa do nhiệt: Vỏ quả lựu tươi, ké đầu ngựa, bèo cái, bồ công anh, thổ phục linh, hà thủ ô, mỗi loại 12 g xác ve sầu, mã đề, cam thảo đất, mỗi thứ 8g.
Cho tất cả vào nồi ngâm với 750 ml nước trong 15 phút, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn. Mỗi liệu trình 3-5 ngày.

Bài 2: Chữa ho do nhiễm lạnh: Hoa lựu trắng tươi 24 bông, đường phèn 15g. Cho tất cả vào nồi ngâm với 500 ml nước trong 15 phút, sắc còn 150 ml, chia 2 lần uống trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình 7-10 ngày.

Bài 3: Hỗ trợ trị viêm tiền liệt tuyến: Hoa lựu tươi 30g nấu canh với thịt lợn ăn hàng ngày.

Bài 4: Chữa chảy máu cam: Hoa lựu 6g, rửa sạch cho 250 ml nước, sắc còn 100 ml, chia 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.

Bài 5: Tẩy giun đũa, giun kim, giun tóc: Vỏ quả lựu 15 g; binh lang (hạt cau già) 10g. Sắc sắc 3 lần rồi cô lại còn 100ml, thêm đường đủ ngọt (20g). Uống vào buổi tối trước khi đi ngủ (sau khi ăn 3 giờ), liên tục trong 3 ngày.
Chú ý: Vỏ quả lựu cần sao khô, giã cho dập thành bột thô rồi mới sắc để rút hết chất thuốc. Hoa lựu nên thu hái khi mới nở, dùng tươi hoặc đem phơi trong bóng râm mát cho khô rồi cho vào lọ đậy kín, cất giữ nơi khô ráo để dùng dần.
Hoa vỏ quả và vỏ rễ thạch lựu không nên dùng cho người bị táo bón.
Theo BS Trần Thị Hải - Sức khỏe & Đời sống

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

HỎI ĐÁP VỀ BỆNH MỀ ĐAY

Bác sĩ Thọ: Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, một bệnh da phổ biến nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân. Có rất nhiều yếu tố gây bệnh mề đay bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, thậm chí nhiều khi không chỉ do 1 yếu tố gây ra mà do nhiều yếu tố kết hợp lại.
HỎI ĐÁP VỀ BỆNH MỀ ĐAY
Hình minh họa
Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết một vài yếu tố thường gặp gây nên chứng bệnh mề đay này?
Bác sĩ Thọ: Thông thường nhất là do thức ăn. Có những loại thức ăn gây dị ứng như sữa, trứng, hải sản, tương, chao, chocolate…Yếu tố thứ hai là thuốc, các loại thuốc có thể gây dị ứng ngay sau khi dùng lần đầu hoặc sau 1 tuần. Kế đến là do các nộc độc của côn trùng như ong, kiến, sâu bọ…

Các yếu tố kháng nguyên về hô hấp như rơm, rạ, phấn hoa, bụi nhà, lông vũ, nấm mốc…Cũng có thể từ các nguyên nhân gây nhiễm như nhiễm siêu vi, viêm gan siêu vi B, C cũng có thể gây mề đay, nhiễm khuẩn ở bộ phận hô hấp trên, ở tai mũi họng, ở bộ phận tiêu hoá răng miệng, nhiễm ký sinh trùng đường ruột như giun sán, nhiễm nấm ở ngoài da, nội tạng…cũng có thể gây mề đay.

Đó là các nguyên nhân gây mề đay thường thấy. Mề đay cũng có thể phát sinh từ các nguyên nhân do tíêp xúc như tiếp xúc với các chất hữu cơ, hoá chất.

Ngoài ra cũng có những loại mề đay phát sinh do vận động xúc cảm, do chèn ép chấn động, do tình trạng vật lý như lạnh, nóng hay gió, ánh sáng mặt trời, do di truyền, do các bệnh hệ thống trong cơ thể như bệnh tự miễn lupus đỏ, do bệnh viêm mạch, nội tiết, tiểu đường, bệnh ung thư…cũng có thể dẫn tới mề đay, cũng như các loại bệnh mề đay không rõ nguyên nhân khác.

Trà Mi: Qúa nhiều nguyên nhân như vậy, nhưng thông thường các bệnh nhân mề đay ở Việt Nam thường gặp nhất là những yếu tố nào thưa bác sĩ?

Bác sĩ Thọ: Đa số ở Việt Nam là mề đay do thức ăn, các chất màu bảo quản thực phẩm, hay các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, hạ nhiệt…Có những loại có thể gây phản ứng nặng hơn, dẫn đến mề đay dạng nặng phải đi cấp cứu.

Trà Mi: Mề đay được chia thành hai loại cấp tính và mạn tính. Xin bác sĩ trình bày chi tiết về đặc điểm cũng như nguyên nhân của từng loại bệnh?

Bác sĩ Thọ: Đối với mề đay mạn tính thời gian xuất hiện những tổn thương ngoài da kéo dài từ một tháng. Nguyên nhân đa số là do các tình trạng viêm nhiễm, như nhiễm virus, vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Mề đay này rất khó điều trị. Có thể dùng thuốc nhưng hết thuốc lại nổi lại.

Mề đay cấp tính thường do các trường hợp dị ứng thức ăn hay dị ứng thuốc, xuất hiện đột ngột, gây những san thương ngoài da, ngứa ngáy, khó chịu. Một số trường hợp nặng hơn có thể gây phù mặt, phù thanh quản, có thể dẫn đến tình trạng khó thở, phải đưa đi cấp cứu.

San thương của mề đay cấp tính thường là những sẩn phù. Còn san thương của mề đay mạn tính kéo dài trên 4 tuần, gồm những sẩn phù đơn giản, xuất hiện rồi biến mất nhiều lần. Dùng thuốc chỉ tạm đỡ, nhưng sau đó lại tái phát.

Trà Mi: Bệnh này được chữa trị ra sao?

Bác sĩ Thọ: Những loại thuốc đơn giản thông thường được bày bán ở tiệm thuốc có thể chữa triệu chứng nhưng chỉ đối với các trường hợp cấp tính đơn giản mà thôi. Còn lâu dài, bệnh nhân phải tìm đến bác sĩ chuyên khoa để xác định và loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

Trong cơn cấp, ngoài việc dùng thuốc, có khi cần phải đi cấp cứu nếu san thương xuất hiện ở những vùng gây tắc nghẽn về đường hô hấp. Bà con khi dùng các thuốc bôi đơn giản điều trị mề đay xin nhớ rằng có thể gây dị ứng, đặc biệt là một số thuốc ngoài da có chứa các chất hoá học như corticoid thì lại có thể gây ra những hậu quả không tốt.

Đối với mề đay, việc đầu tiên là phải điều trị triệu chứng. Xưa có những loại thuốc trị mề đay có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Nay đã có các loại thuốc thế hệ mới. Những trường hợp mề đay đơn giản thì có thể dùng để điều trị. Một số trường hợp cấp tính phải vào cấp cứu, dùng thuốc tiêm.

Còn các trường hợp mề đay mạn tính thường có liên quan đến các bệnh lý bên trong cơ thể. Cho nên bệnh nhân cần tìm đến các cơ sở chuyên khoa có đầy đủ phương tiện xét nghiệm để tìm nguyên nhân như viêm nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Hiện nay phổ biến ở các vùng đồng bằng sông Cửu long và Tây nguyên có rất nhiều trường hợp bị nhiễm ký sinh trùng mạn tính như giun chó, giun lương, sán lá phổi. Những trường hợp này, ngoài việc điều trị triệu chứng của mề đay, cần phải điều trị nguyên nhân thì mới dứt điểm được.

Trà Mi: Nghĩa là bệnh có khả năng điều trị khỏi hẳn, nhưng phải tìm đúng nguyên nhân. Như vậy cũng không dễ dàng lắm. Xin được hỏi thăm bác sĩ, trong thời gian bị nổi mề đay, bệnh nhân cần lưu ý những điều gì?

Bác sĩ Thọ: Khi san thương xuất hiện, cần theo dõi và loại bỏ những yếu tố nguyên nhân nghi ngờ, chẳng hạn như hạn chế một số loại thức ăn gây dị ứng như hải sản, trứng, thịt gà, thịt bò. Đối với cơn cấp, khi gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha nứơc ấm (một phần giấm, hai phần nứơc) để thoa hay tắm.

Trà Mi: Có quan niệm cho rằng khi bị nổi mề đay, càng ra gió, càng bị nổi thêm?

Bác sĩ Thọ: Chỉ đúng một phần thôi, đối với các trường hợp bị mề đay do thời tiết, nhiệt độ bên ngoài. Còn bị dị ứng do thực phẩm và các nguyên nhân nội tạng khác, việc tránh ra gió, tránh lạnh thì không có tác dụng.

Trà Mi: Những lời khuyên của giới chuyên môn giúp có thể phòng căn bệnh mề đay?

Bác sĩ Thọ: Các phương pháp tổng quát giúp hạn chế, giảm nhẹ tác động của mề đay là tránh các loại đồ vật, thức ăn, thuốc men có thể gây dị ứng cho mình. Khi mề đay nổi đột ngột, cần ăn các thức ăn dễ tiêu, hạn chế các thức ăn mặn. Điều quan trọng là không nên dùng các loại thuốc mỡ bôi ngoài da có chứa corticoid điều trị rất ít hiệu quả mà lại có thể gây biến chứng.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN BẠN BỊ BỆNH MỀ ĐAY

Nguyên nhân gây mề đay

1. Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn hay bị "đổ thừa" nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh. 


2. Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm. 

Các chất phụ gia
3. Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác. 

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

BỆNH MỀ ĐAY MÃN TÍNH

Bệnh nổi mề đay xảy ra trên 20% dân số, nghĩa là trong đời họ có một lần nổi mề đay. Bệnh mề đay xảy ra thường ở bệnh nhân có thể tạng dị ứng (atopic patients). Đa số trường hợp xảy ra cấp tính kéo dài vài giờ đến vài tuần. Một số cá nhân có thể chẩn đoán được bệnh và nhận thức rằng bệnh tự giới hạn (self – limited condition). Người bệnh không tìm đến sự chăm sóc về y tế. 


Nguyên nhân: trong bệnh mề đay, sự dãn mạch máu, gia tăng tính thấm thành mạch, sự thoát dịch của mạch và protein là do histamin. Histamin làm trung gian trong nhiều loại đáp ứng ở mô và tế bào. Nó cũng là một chất trung gian hóa học quan trọng nhất trong bệnh mề đay. Ngoài ra một số chất vận mạch như leucotrienes, prostaglandins, kinins và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu cũng có một số vai trò, đang được đầu tư nghiên cứu tích cực. Còn một loại mề đay do cơ chế không miễn dịch. Cơ chế của mề đay này gồm rối loạn bổ thể, biến đổi chuyển hóa acid arachidonic và các tác nhân tác động trực tiếp trên dưỡng bào (tế bào mast). 
BỆNH MỀ ĐAY MÃN TÍNH
Mề đay ở lưng
Mè đay cấp do miễn dịch IgE được tìm thấy ở bệnh nhân có bệnh huyết thanh, sốc phản vệ hay dị ứng phản ứng lại nhiễm trùng, thức ăn, phấn hoa, nhiễm ký sinh trùng và thuốc qua nhiều đường như tiêu hóa, hô hấp, truyền dịch, chích ngừa hay phẫu thuật. 

Nguyên nhân nhiễm khuẩn bao gồm viêm gan siêu vi B và C, Helicobacter pylori, ký sinh trùng đường ruột, nhiễm nấm da, áp xe răng và viêm xoang. Ngoài ra mề đay còn nguyên nhân vật lý: mề đay do lạnh, nước, nắng, vận động gắng sức... 

Trong 70% trường hợp mà nguyên nhân không rõ, mặc dù với những phương pháp chẩn đoán toàn diện ta cũng không xác định được nguyên nhân. Vì thế bệnh này gọi là bệnh mề đay mạn tính vô căn. 

Triệu chứng:

Thương tổn căn bản sẩn màu hồng lột hay trắng rồi trở nên xám ở giữa, màu hồng chung quanh, giới hạn rõ, tròn, cong queo hình đa cung. Sang thương phù nhiều thì có trung tâm màu trắng. Ngứa dữ dội ở sang thương là một triệu chứng điển hình của bệnh mề đay. Những cảm giác về châm, chích cũng được bệnh nhân diễn tả. Ban mề đay có hình thể rất thay đổi, tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ cho đến vài ngày, sau đó mất đi trong khi những ban mề đay mới xuất hiện, cùng gãi càng ngứa, và những sang thương mới xuất hiện. Ban mề đay thường kéo dài 8 – 12 giờ và có thể nổi bất cứ nơi nào. Ngứa dữ dội chiều và về đêm. Khi lành bệnh không để lại sắc tố trên da (sạm da).Mỗi khi sẩn phù ăn vào chỗ da lỏng lẻo, mí mắt, âm hộ, bao qui đầu, các niêm mạc thì lan nhanh chóng và rất nguy hiểm, đôi khi có bọng nước. Mề đay nổi trong vòng sáu tuần được gọi là mề đay (Acute urticaria). 

Nếu mề đay nổi hơn sáu tuần được gọi là mề đay mãn, nguyên nhân thường không được biết

Mề đay mãn tính nhiều năm, gây ngứa ngáy và rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ em thường mắc mề đay cấp tính nhiều hơn. Người lớn và phụ nữ dễ mắc mề đay mãn tính. ....

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

NGỪA BỆNH MỀ ĐAY TÁI PHÁT

Mề đay là những ban sần đỏ nổi trên da với kích thước đa dạng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng rất ngứa, có tính chất lan và di chuyển nên gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Ảnh minh họa

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên như sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau, các chất phụ gia có trong thực phẩm và chất bảo quản, thực phẩm gồm sữa, trứng, hải sản, yếu tố môi trường nóng lạnh bất thường, yếu tố tâm lý: stress, vết cắn, đốt của côn trùng, nấm mốc, lông súc vật…

Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường hợp mề đay mãn tính 80%-90% không tìm thấy nguyên nhân và bệnh thường liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Người có cơ địa dị ứng, mắc các bệnh nội khoa, nhiễm ký sinh trùng, bệnh gan, thận, mỡ máu, đều dễ mắc căn bệnh này. Mề đay gặp ở mọi lứa , nữ gặp nhiều hơn nam. Thường khi đã mắc bệnh mề đay thì khả năng tái phát trong thời gian ngắn là khó tránh khỏi.

Một cơ thể khỏe mạnh và chức năng của hệ miễn dịch tốt sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng và chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập. Gan là một cơ quan rất quan trọng giữ vai trò chuyển hóa và giải độc cho cơ thể. Thận giữ vai trò đào thải chất độc. Chính vì vậy, chức năng gan, thận tốt thì cơ thể mới tiếp nhận và chuyển hóa được thức ăn, đặc biệt là những loại có hàm lượng protein cao như trứng, đồ ăn hải sản.

Do vậy, muốn phòng tránh bệnh mề đay thì con người phải hạn chế tiếp xúc với các yếu tố là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần nâng cao chức năng của các cơ quan trong cơ thể để tăng sức đề kháng, chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập, ở đây chủ yếu là vai trò của gan, thận và hệ miễn dịch.

Phụ Bì Khang được đánh giá là công cụ mới trong hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh mề đay mẩn ngứa. Điều này được chứng minh qua hai nghiên cứu: "Đánh giá hiệu quả của Phụ Bì Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh mề đay" của bác sĩ Phan Quang Đoàn và các cộng sự tại bộ môn dị ứng trường đại học Y Hà Nội; đề tài "Khảo sát căn nguyên gây bệnh và đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị mề đay mãn tính thể nhẹ và vừa bằng Phụ Bì Khang" của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Lan Anh cùng cộng sự tại bệnh viện Da liễu trung ương. Kết quả cho thấy: Phụ Bì Khang có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng và tái phát mày đay mãn tính, hiệu quả rõ rệt hơn sau 4 tuần duy trì sử dụng và chưa thấy tác dụng không mong muốn.

THẾ NÀO LÀ MỀ ĐAY MÃN TÍNH

Bệnh nổi mề đay xảy ra trên 20% dân số, nghĩa là trong đời họ có một lần nổi mề đay. Bệnh mề đay xảy ra thường ở bệnh nhân có thể tạng dị ứng (atopic patients). Đa số trường hợp xảy ra cấp tính kéo dài vài giờ đến vài tuần. Một số cá nhân có thể chẩn đoán được bệnh và nhận thức rằng bệnh tự giới hạn (self – limited condition). Người bệnh không tìm đến sự chăm sóc về y tế. 


Mề đay ở tay
Nguyên nhân: trong bệnh mề đay, sự dãn mạch máu, gia tăng tính thấm thành mạch, sự thoát dịch của mạch và protein là do histamin. Histamin làm trung gian trong nhiều loại đáp ứng ở mô và tế bào. Nó cũng là một chất trung gian hóa học quan trọng nhất trong bệnh mề đay. Ngoài ra một số chất vận mạch như leucotrienes, prostaglandins, kinins và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu cũng có một số vai trò, đang được đầu tư nghiên cứu tích cực. Còn một loại mề đay do cơ chế không miễn dịch. Cơ chế của mề đay này gồm rối loạn bổ thể, biến đổi chuyển hóa acid arachidonic và các tác nhân tác động trực tiếp trên dưỡng bào (tế bào mast). 

Mè đay cấp do miễn dịch IgE được tìm thấy ở bệnh nhân có bệnh huyết thanh, sốc phản vệ hay dị ứng phản ứng lại nhiễm trùng, thức ăn, phấn hoa, nhiễm ký sinh trùng và thuốc qua nhiều đường như tiêu hóa, hô hấp, truyền dịch, chích ngừa hay phẫu thuật. 

Nguyên nhân nhiễm khuẩn bao gồm viêm gan siêu vi B và C, Helicobacter pylori, ký sinh trùng đường ruột, nhiễm nấm da, áp xe răng và viêm xoang. Ngoài ra mề đay còn nguyên nhân vật lý: mề đay do lạnh, nước, nắng, vận động gắng sức... 

Trong 70% trường hợp mà nguyên nhân không rõ, mặc dù với những phương pháp chẩn đoán toàn diện ta cũng không xác định được nguyên nhân. Vì thế bệnh này gọi là bệnh mề đay mạn tính vô căn. 

Triệu chứng: thương tổn căn bản sẩn màu hồng lột hay trắng rồi trở nên xám ở giữa, màu hồng chung quanh, giới hạn rõ, tròn, cong queo hình đa cung. Sang thương phù nhiều thì có trung tâm màu trắng. Ngứa dữ dội ở sang thương là một triệu chứng điển hình của bệnh mề đay. Những cảm giác về châm, chích cũng được bệnh nhân diễn tả. Ban mề đay có hình thể rất thay đổi, tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ cho đến vài ngày, sau đó mất đi trong khi những ban mề đay mới xuất hiện, cùng gãi càng ngứa, và những sang thương mới xuất hiện. Ban mề đay thường kéo dài 8 – 12 giờ và có thể nổi bất cứ nơi nào. Ngứa dữ dội chiều và về đêm. Khi lành bệnh không để lại sắc tố trên da (sạm da).Mỗi khi sẩn phù ăn vào chỗ da lỏng lẻo, mí mắt, âm hộ, bao qui đầu, các niêm mạc thì lan nhanh chóng và rất nguy hiểm, đôi khi có bọng nước. Mề đay nổi trong vòng sáu tuần được gọi là mề đay (Acute urticaria). 

Nếu mề đay nổi hơn sáu tuần được gọi là mề đay mãn, nguyên nhân thường không được biết. 

Mề đay mãn tính nhiều năm, gây ngứa ngáy và rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ em thường mắc mề đay cấp tính nhiều hơn. Ngườ lớn và phụ nữ dễ mắc mề đay mãn tính. ....

MỀ ĐAY VÀ TIM MẠCH

Tôi 62 tuổi, bị cao huyết áp. Vừa qua tôi sơ ý dầm mưa, về nhà người bị nổi mề đay. Uống thuốc thì đỡ nhưng lại thấy khó thở, phải đi cấp cứu. Các bác sĩ chẩn đoán tôi bị thiếu máu cơ tim. Xin hỏi có phải mề đay đã làm ảnh hưởng đến tim mạch?
Lê Minh Mẫn (Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM)


Mề đay ở vùng bụng
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam (bệnh viện đại học Y dược TP.HCM): Nổi mề đay là biểu hiện thường gặp và nhẹ nhất của tình trạng dị ứng. Có nhiều tác nhân gây ra như thuốc uống, hoá chất, bụi, thức ăn… và cả nước mưa hay tình trạng lạnh. Bởi trong nước mưa, nhất là ở những nơi có ô nhiễm cao như TP.HCM, có rất nhiều hoá chất gây dị ứng đi kèm với lạnh nên khả năng nổi mề đay khá cao. Nếu bị nặng hơn, có thể bị phù mi mắt, phù thanh quản, co thắt khí phế quản và gây ra khó thở. 

Riêng về chẩn đoán thiếu máu cơ tim, có lẽ bệnh nhân đã bị từ lâu, vì phần lớn những người cao huyết áp nếu điều trị chưa tốt thường có tổn thương xơ vữa của động mạch vành tim đi kèm. Chính vì vậy khả năng dị ứng nổi mề đay đưa đến thiếu máu cơ tim là không hợp lý. Chỉ có thể cảm lạnh, nổi mề đay... làm nặng thêm bệnh thiếu máu cơ tim và đưa đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, là một cấp cứu tim mạch khá nặng và có thể tử vong.

THUỐC TRỊ MỀ ĐAY

Tự nhiên tôi bị nổi mày đay, rất ngứa và khó chịu. Tôi phải dùng thuốc như thế nào?
Xa Trung Hưng (Hòa Bình)

Ban mày may là một trong những bệnh ngoài da rất thường gặp. Người bệnh thấy xuất hiện các sẩn phù (sẩn mày đay), kích thước 1-2mm đến 1-2cm. Những sẩn phù này có khi liên kết với nhau tạo thành mảng vằn vèo hình bản đồ có kích thước hàng chục centimet.

Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Khi bị mày đay, người bệnh thường thấy ngứa: ngứa râm ran, dấm dứt như phải bỏng, có khi ngứa dữ dội. Tiến triển từng đợt vài ngày, có khi tái phát dai dẳng hàng tháng. Toàn thân có thể sốt, khó thở, có thể có đau khớp trong ban mày đay do viêm mao mạch.

Nguyên nhân gây ra mày đay thường do dị ứng, do tiếp xúc với cây cỏ, côn trùng, lông súc vật, phấn hoa, hoá chất; do thuốc men (các thuốc như sulfamid, aspirin, penicilin); do dị ứng với các thức ăn như tôm, cua cá, ốc (hải sản); do lạnh (nước lạnh, gió lạnh, mưa lạnh)... hoặc cũng có khi là không rõ nguyên nhân.

Về điều trị, trước hết cần loại bỏ ngay các tác nhân gây bệnh trên. Tại chỗ có thể bôi hồ nước, oxide kẽm, mỡ corticoid như flucinar.

Toàn thân, để giảm ngứa có thể dùng kháng histamin như chlopheniramin. Tuy nhiên do tác dụng phụ của thuốc gây ngủ nên khi dùng người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh làm những công việc cần sự tỉnh táo như lái xe, làm việc trên cao… Có thể dùng thêm vitamin C (tăng sức bền thành mạch).

Đối với mày đay nhẹ và vừa có thể dùng một đợt corticoid như prednisolon (nếu không có chống chỉ định), kháng thụ thể H2 như cimetidin hoặc ranitidin…

Đối với những trường hợp bị mày đay nặng cần truyền dịch phối hợp với corticoid, tiêm bắp adrenalin (nếu cần). Việc này cần thực hiện tại các cơ sở y tế.
DS. Hoàng Thu Thủy

CHÁO THUỐC TRỊ MỀ ĐAY

Mề đay là bệnh dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau: do thức ăn, do thay đổi thời tiết, do tiếp xúc với tác nhân như phấn hoa, lông động vật, hóa chất tẩy rửa, do ô nhiễm môi trường... Bệnh diễn biến phức tạp và dễ trở thành mạn tính. Người bệnh ngứa nhiều, gãi nhiều, mặt da nổi tịt rải rác hoặc từng mảng, tại chỗ sưng nề, da dày co cứng, có màu sáng tía. Cơn ngứa liên tục và mỗi lúc càng nặng hơn, tê bì ở từng vùng trên cơ thể.

Sau đây là 4 món ăn cháo - thuốc dễ thực hiện và hiệu quả hỗ trợ trị bệnh, giúp chống viêm, giải độc, giảm ngứa, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Cháo rau má - đậu xanh: rau má 70g, đậu xanh 30g, gạo tẻ 40g, gia vị vừa đủ. Rau má rửa sạch cắt ngắn. Đậu xanh xay lấy cả vỏ, gạo đãi sạch, cho hai thứ vào nồi, đổ nước hầm thành cháo, cháo chín cho rau má vào đun thêm một lát là được, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: giảm ngứa, kháng viêm, tiêu độc, lợi gan mật..., rất phù hợp với những người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.

Cháo chi tử - hạt sen: chi tử 16g, hạt sen 20g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Hạt sen ngâm vào nước ấm 3 giờ, chi tử sắc kỹ chắt lấy nước thuốc. Cho gạo và hạt sen vào nồi, đổ nước thuốc nấu thành cháo. Khi cháo chín nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: chống viêm, thanh nhiệt tả hỏa, an thần, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bài này phù hợp với những người bị mề đay thể phong nhiệt với biểu hiện: cơn ngứa bùng phát rất nhanh, toàn thân nóng ran, mặt da đỏ, sưng nề nhẹ kèm theo các nốt tịt và những mảng da dày, có co cứng, tê bì...
Cháo sài hồ thịt thăn lợn bổ nguyên khí, tăng cường miễn dịch giúp giảm nhanh các triệu chứng mề đay.
Cháo sài hồ - thịt thăn lợn: thịt thăn lợn 80g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Sài hồ sắc kỹ lấy nước, thịt thăn lợn băm nhỏ ướp gia vị rồi xào với hành khô cho chín. Cho gạo tẻ vo sạch cùng nước thuốc vào nồi nấu thành cháo, cháo chín cho thịt vào nấu thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: bổ nguyên khí, tăng cường miễn dịch, thanh nhiệt, tiêu độc, trừ tà. Dùng món này, các triệu chứng giảm nhanh.

Cháo khổ qua, tim lợn thanh nhiệt tiêu độc, bổ tâm thích hợp với người bị mề đay hay tái phát.

Cháo khổ qua - rau muống - tim lợn: tim lợn 1 quả, khổ qua 60g, rau muống 40g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Khổ qua rửa sạch bỏ ruột thái lát mỏng. Rau muống rửa sạch cắt ngắn. Quả tim lợn bổ làm tư rửa sạch, gạo vo sạch. Cho gạo cùng tim lợn vào nồi, đổ nước hầm thành cháo, cháo chín kỹ cho khổ qua vào đun tiếp, cho rau muống đun sôi thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, tiêu độc, bổ tâm, kiện não, dưỡng cơ nhục. Món này thích hợp với người bị mề đay hay tái phát, người nóng, hay ngứa lở ngoài da, tim hồi hộp, ngủ trằn trọc. 

Lương y Sỹ Tâm

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

MẮC MỀ ĐAY MÃN TÍNH

Cháu năm nay 19 tuổi, sức khỏe bình thường nhưng không hiểu vì sao cháu rất hay bị nổi mề đay, xin quý báo hướng dẫn cách chữa. (Hoàng Mỹ Hương - Hà Nội)
Biểu hiện bệnh vẩy nến
Trả lời: Nổi mề đay là bệnh hay gặp, là một tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, gây phù tại chỗ làm cho da nổi các nốt đỏ, láng và ngứa nhiều.

Mề đay do rất nhiều nguyên nhân gây ra, một số yếu tố thường dẫn đến bệnh có thể do dùng thuốc, các chất kích thích như rượu bia, thức ăn, nhiễm khuẩn, thời tiết cũng như sự căng thẳng về tinh thần.

Thông thường người mắc bệnh sẽ thấy ở trên da những nốt to hoặc nhỏ không đều nhau, ở bất cứ nơi nào trên cơ thể. Ngoài những dấu hiệu nhìn thấy được trên da, người bệnh còn cảm thấy rất ngứa, cũng có ít trường hợp không ngứa, một số khác thay vì ngứa lại có cảm giác như bị kim châm hoặc rát bỏng. Trường hợp nặng có thể bị nổi mề đay đột ngột ở da, đồng thời xuất hiện các triệu chứng ở hệ hô hấp như thở gấp, khó thở, giãn mạch ngoại biên gây hạ huyết áp, choáng váng, có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mề đay xuất hiện trên da là do phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi tiếp xúc với chất gây dị ứng thì lập tức cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này làm phóng thích histamin trong da, từ đó làm cho các mạch máu giãn nở, đồng thời làm gia tăng tính thẩm thấu của thành mạch, lớp bì sưng lên tạo các nốt ở ngoài da. Chính chất histamin này làm người bệnh thấy ngứa ngáy.

Tình trạng của bạn, nếu hay bị nổi mề đay, có thể bạn bị dạng mạn tính. Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh, bạn cần đi khám tại các chuyên khoa dị ứng để được điều trị thích hợp. Bạn cũng chú ý xem mình thường mắc bệnh sau khi ăn loại thức ăn nào hay vào thời tiết mùa nào... để phòng bệnh hiệu quả.
Theo BS. Nguyễn Văn Cường
Sức khỏe & Đời sống

LÀM GÌ KHI BỊ MỀ ĐAY

Mề đay tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. uy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm.

Những hiện tượng ban đầu chính là có những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin.

Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp.

Diễn biến bệnh

Cấp tính: xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.

Mãn tính: kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân. Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.

Biểu hiện của mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng 

Các dạng mề đay
Mề đay thông thường: bệnh bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù có màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng có giới hạn rõ lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

Phù mạch (còn gọi là phù Quincke): nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc…), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

Da vẽ nổi: còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù xát nhẹ lên da, vài phút sau, trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mề đay.

Ngoài ra mề đay còn có những dạng khác như: sẩn nhỏ, sẩn – mụn nước hay xuất huyết.

Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như: sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Điều trị bệnh mề đay

- Tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết.
- Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như: gia vị, rượu, trà, cà phê…

Trong cơn cấp:

- Ăn nhẹ, giảm muối.
- Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay tắm.
- Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Thuốc corticoides (uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mề đay cấp, nặng, kèm phù thanh quản. Một số trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép không đáp ứng với các thuốc kháng histamin thông thường, không nên dùng để điều trị mề đay mạn tính tự phát.

Đối với mề đay mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám, làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

MỀ ĐAY DỊ ỨNG

Con trai cua em duoc hon 5 tuoi, chau hay bi di ung me day va gay ngua ngay rat kho chiu, hien tai chau dang song tai tp Vung Tau,chau dang di hoc mau giao, cu moi buoi sang hoac buoi chieu la chau lai bi di ung nen lam noi len nhieu not san va ngua (not san giong nhu bi kieng can). Xin hoi cac bac sy tu van giup em phuong thuc chua tri,em muon dua chau den BV nhi dong thi nen kham o khoa nao.Thanh Trung
Mề đay ở trẻ nhỏ

Trả lời:

Thân chào bạn
Theo như bạn mô tả, trẻ có hiện tượng dị ứng, đây là bệnh lý nội khoa nhưng biểu hiện ở ngoài da, là hiện tượng đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Thường xảy ra trên cơ địa dị ứng hoặc có người thân trong nhà bị dị ứng. Khó điều trị nếu chưa tìm được dị ứng nguyên, bạn nên đưa trẻ vào bệnh viện Nhi Đồng 2 để được khám và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân. Bạn có thể đăng ký Bs Thanh để được khám và tư vấn làm xét nghiệm vào sáng thứ ba . Một khi đã tìm thấy nguyên nhân thì việc điều trị tương đối hiệu quả hơn và vấn đê dự phòng cũng tốt hơn. Dự hậu tốt ở trẻ em.
Xin chào bạn .
BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh - TK.Dịch vụ 1

MỀ ĐAY LÀ BỆNH PHẢN ỨNG VIÊM DA PHỨC TẠP

Nổi mề đay là bệnh da phổ biến gây khó chịu, thậm chí choáng váng ngất xỉu. Bệnh khó chẩn đoán đúng nguyên nhân dù đã thực hiện đủ các xét nghiệm và không dễ điều trị dứt.
Bệnh mề đay
Mề đay là phản ứng viêm da có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học histamin. Thống kê cho thấy, cứ 100 người thì có từ 15 đến 20 người bị nổi mề đay và khả năng tái phát bệnh này nhiều lần trong đời. Phụ nữ dễ nổi mề đay hơn nam giới và ở độ tuổi từ 20 đến 40.

Biểu hiện thường thấy của mề đay trên da.

Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc. Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do áp huyết xuống thấp.

Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau chứ không phải chỉ do ký sinh trùng, thức ăn hay thời tiết. Nguyên nhân gây bệnh có thể còn do thuốc, kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc…), mày đay do bệnh nội tiết…

Mề đay thông thường bắt đầu đột ngột, rầm rộ ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể với những sẩn phù màu hồng, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Sau vài phút hay vài giờ thì mề đay lặn mất, không để lại dấu vết. Phát ban có thể lặn ở chỗ này và nổi ở chỗ khác.

Da vẽ nổi còn gọi là mề đay giả. Nếu dùng một vật đầu tù cà nhẹ lên da, vài phút sau trên mặt da sẽ nổi gồ lên một vệt màu hồng. Có thể đi kèm nổi mày đay.

Phù mạch (còn gọi là phù quincke): Nổi ban đột ngột làm sưng to cả một vùng (mí mắt, môi, bộ phận sinh dục ngoài, niêm mạc), cho cảm giác căng nhiều hơn ngứa, có thể kèm theo nổi mề đay. Nếu phù ở lưỡi, thanh quản, hầu sẽ gây suy hô hấp, phải xử trí cấp cứu.

Những dạng khác như sẩn nhỏ, sẩn mụn nước hay xuất huyết. Mề đay hay phù Quincke có thể đi kèm với những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu và nặng nhất là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu.

Để điều trị mề đay, trước tiên cách tốt nhất là loại bỏ yếu tố gây bệnh nếu biết. Tránh một số thức ăn, một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như gia vị, rượu, trà, cà phê...

Trong cơn cấp, người bệnh có thể ăn nhẹ, giảm muối. Trường hợp gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (một phần giấm hai phần nước), Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hay tắm. Tránh dùng thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích quá lớn).

Đối với mày đay mãn tính do thường có liên quan đến các bệnh lý nội khoa nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa khám bệnh, thực hiện thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm đúng nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Bác sĩ Lê Đức Thọ
Bệnh viện Fortis Hoàn Mỹ Sài Gòn

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

NỔI MỀ ĐAY DO ĂN HẢI SẢN

Nhiều người bị dị ứng da (ửng đỏ, nổi mề đay, ngứa...) chỉ độ 15-20 phút sau khi ăn hải sản; trong đó có người chưa từng bị tình trạng như vậy trước kia.
Hải sản nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng dễ gây dị ứng, nổi mề đay - Ảnh:Internet

Hải sản, trong đó có cá biển, là những thực phẩm quý, giàu chất dinh dưỡng. Nhưng đây cũng là nhóm thức ăn gây nổi mề đay nhiều nhất trong số các trường hợp bị nổi mề đay sau khi ăn uống. Rất nhiều loại hải sản có thể gây nổi mề đay cho người có thể tạng không hợp với hải sản như: cua, tôm, ghẹ, cá nhám, cá ngừ...

Chất gây nổi mề đay có trong đồ biển (hay thức ăn nói chung) khi vào cơ thể sẽ gây ra phản ứng quá mẫn cảm. Đầu tiên, cơ thể sản sinh ra một loại kháng thể đặc dị, được gọi là protein miễn dịch IgE. Nếu tiếp tục ăn thức ăn ấy, chất gây mẫn cảm sẽ thúc đẩy IgE kết hợp với tế bào phì đại của hệ thống miễn dịch tạo ra histamine.

Histamine sinh ra trong các tổ chức, cơ quan khác nhau sẽ gây nên những bệnh lý khác nhau (cụ thể: histamine phóng ra ở mũi, vòm miệng và họng sẽ làm khó nuốt, khó thở; phóng ra ở ruột thì gây đau bụng; nếu phóng ra trên da sẽ gây ngứa, nổi mụn, nổi mề đay...).

Nổi mề đay thường xảy ra rất nhanh, chỉ sau ăn vài giờ, có người chỉ vài phút. Nổi mề đay diễn ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Chúng có thể đứng rải rác khắp người hoặc tập trung thành đám, thành mảng rộng và rất ngứa. Sau vài phút hoặc vài giờ, sẩn phù có thể biến mất không để lại dấu vết, bệnh thường tái phát gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Phòng ngừa và điều trị

Để đề phòng nổi mề đay, trước tiên người bệnh nên tránh ăn hải sản trong một thời gian, nghĩa là loại trừ tác nhân gây dị ứng.

Khi bị nổi mề đay, người bệnh có thể dùng thuốc kháng histamine. Các thuốc kháng histamin có tác dụng tốt với các triệu chứng ở da, có thể làm các mảng sẩn phù lặn ngay sau đó. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng không điều trị được gốc rễ của bệnh do vậy bệnh nhân mề đay thường bị tái phát trở lại.

Các trường hợp bị mề đay tái phát, mề đay từ nhiều nguyên nhân hay do từ hải sản, người bệnh có thể dùng thực phẩm chức năng Phụ Bì Khang. Thành phần Cao nhàu trong Phụ Bì Khang sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, phục hồi các tế bào bị thương tổn. Cao gan sẽ tăng cường chức năng gan, tăng khả năng giải độc của cơ thể. L- Carnitine giúp cơ thể tự cân bằng năng lượng và tăng khả năng miễn dịch, chống lại các tác nhân gây nổi mề đay từ bên ngoài. Do đó, khi dùng Phụ Bì Khang, người bệnh có thể chữa trị chống tái phát với căn bệnh khó chịu này
Bs Thu Hà

NGỪA BỆNH MỀ ĐAY TÁI PHÁT LẠI

Mề đay là những ban sần đỏ nổi trên da với kích thước đa dạng. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng rất ngứa, có tính chất lan và di chuyển nên gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.


Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên như sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau, các chất phụ gia có trong thực phẩm và chất bảo quản, thực phẩm gồm sữa, trứng, hải sản, yếu tố môi trường nóng lạnh bất thường, yếu tố tâm lý: stress, vết cắn, đốt của côn trùng, nấm mốc, lông súc vật…
Nổi mề đay khắp người
Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường hợp mề đay mãn tính 80%-90% không tìm thấy nguyên nhân và bệnh thường liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Người có cơ địa dị ứng, mắc các bệnh nội khoa, nhiễm ký sinh trùng, bệnh gan, thận, mỡ máu, đều dễ mắc căn bệnh này. Mề đay gặp ở mọi lứa , nữ gặp nhiều hơn nam. Thường khi đã mắc bệnh mề đay thì khả năng tái phát trong thời gian ngắn là khó tránh khỏi.

Một cơ thể khỏe mạnh và chức năng của hệ miễn dịch tốt sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng và chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập. Gan là một cơ quan rất quan trọng giữ vai trò chuyển hóa và giải độc cho cơ thể. Thận giữ vai trò đào thải chất độc. Chính vì vậy, chức năng gan, thận tốt thì cơ thể mới tiếp nhận và chuyển hóa được thức ăn, đặc biệt là những loại có hàm lượng protein cao như trứng, đồ ăn hải sản.

Do vậy, muốn phòng tránh bệnh mề đay thì con người phải hạn chế tiếp xúc với các yếu tố là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, bạn cần nâng cao chức năng của các cơ quan trong cơ thể để tăng sức đề kháng, chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập, ở đây chủ yếu là vai trò của gan, thận và hệ miễn dịch.

Phụ Bì Khang được đánh giá là công cụ mới trong hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh mề đay mẩn ngứa. Điều này được chứng minh qua hai nghiên cứu: "Đánh giá hiệu quả của Phụ Bì Khang trong hỗ trợ điều trị bệnh mề đay" của bác sĩ Phan Quang Đoàn và các cộng sự tại bộ môn dị ứng trường đại học Y Hà Nội; đề tài "Khảo sát căn nguyên gây bệnh và đánh giá hiệu quả hỗ trợ điều trị mề đay mãn tính thể nhẹ và vừa bằng Phụ Bì Khang" của Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Lan Anh cùng cộng sự tại bệnh viện Da liễu trung ương. Kết quả cho thấy: Phụ Bì Khang có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng và tái phát mày đay mãn tính, hiệu quả rõ rệt hơn sau 4 tuần duy trì sử dụng và chưa thấy tác dụng không mong muốn.

PHỤ BÌ KHANG TRỊ MỀ ĐAY

Hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng bị nổi mề đay trên da bất luận vì một nguyên nhân nào và đôi khi chúng ta cũng không biết rõ cụ thể.


Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng. Chúng thường tự biến mất, di chuyển và rất ngứa. Theo Y học hiện đại, Mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng) như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng vv... tác động vào cơ thể. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng thường gặp nhiều ở chị em phụ nữ bởi cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài và mề đay thường xuất hiện ở những người mà khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch kém, chức năng gan và thận không tốt. Bệnh phổ biến và xảy ra trên 20% dân số. 
Phị bì khang hỗ trợ trị mề đay
Hiện tượng mẩn ngứa, mề đay thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường hay ăn những đồ ăn lạ ... gây ngứa ngáy rất khó chịu kèm theo tái phát nhiều lần làm giảm thẩm mỹ và ảnh hưởng rất lớn đến công việc. Việc điều trị mề đay hiện nay mới chỉ dừng lại là điều trị triệu chứng (dùng những thuốc kháng histamin) và loại bỏ nguyên nhân. Nhưng trên thực tế có nhiều tình huống không thể loại bỏ hết được. 

Đối với những người bị suy gan, suy thận thì việc dùng thuốc kháng histamin lại rất nguy hiểm. Đây chính là vòng luẩn quẩn và là nguyên nhân làm cho mề đay ngày càng nặng thêm. Bên cạnh đó việc dùng thuốc chống dị ứng làm cho người bệnh cảm thấy rất buồn ngủ, ngủ gà, khô miệng, chóng mặt nhức đầu vv... ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và học tập.


Phụ Bì Khang - Hỗ trợ điều trị mề đay hiệu quả
Để chữa trị chứng bệnh này theo quan điểm Y học cổ truyền là phải điều trị tận gốc. Như vậy phải tăng cường chức năng gan (giải độc), tăng cường chức năng thận (tăng khả năng đào thải chất độc) và tăng cường năng lượng cho tế bào giúp bảo vệ tế bào và tăng cường khả năng đề kháng của cơ thể. Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, người ta thường dùng thảo dược và các chất chiết xuất từ thảo dược để điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể làm cho dị ứng thuyên giảm.

Việc điều trị tất nhiên là phải loại bỏ nguyên nhân (dị nguyên) đồng thời điều trị triệu chứng (giảm mẩn ngứa, viêm). Nhưng bên cạnh đó cần phải tăng cường chức năng gan, tăng cường chức năng thận và tăng cường năng lượng tế bào giúp cho việc điều trị mề đay được hiệu quả và lâu dài. 

Dựa trên bài thuốc cổ trị bệnh mề đay, mẩn ngứa nổi tiếng của Trung Quốc, Phụ Bì Khang là sản phẩm đầu tiên trên thị trường Việt Nam có tác dụng hỗ trợ điều trị mề đay từ gốc. Phụ Bì Khang là sự phối hợp toàn diện các thành phần giúp điều trị triệu chứng giảm viêm, ngứa (cao nhàu); các thành phần giúp tăng cường chức năng giải độc của cơ thể (cao gan); các thành phần giúp tăng cường chức năng thận (cao nhàu) và tăng cường năng lượng tế bào, giúp bảo vệ tế bào (L- carnitin fumarat). Nhờ vậy Phụ Bì Khang giúp hỗ trợ phòng và điều trị hiệu quả các trường hợp mề đay cả cấp tính và mãn tính.

Nên dùng Phụ Bì Khang 4 – 6 viên/ ngày, chia 2 lần, trước bữa ăn 30 phút. Nên dùng một đợt liên tục từ 02 đến 03 tháng để có kết quả tốt nhất.