Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

KHI THAI PHỤ MẮC BỆNH MỀ ĐAY

Khi mang thai, sức đề kháng người phụ nữ giảm do thay đổi nội tiết, vì vậy dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, rubella, sốt xuất huyết...Ngoài ra mề đay cũng là một bệnh nằm trong danh sách "cảnh báo" đó.


Mối nguy hại khi thai phụ mắc bệnh mề đay

Bệnh mề đay là gì?

Mề đay là một bệnh ngoài da, triệu chứng dễ nhận thấy là những mảng sẩn phù màu hồng hoặc đỏ, nổi cao trên mặt da, từng đám mụn tập trung hoặc rải rác, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng gây cảm giác ngứa. Kích thước và số lượng thay đổi khác nhau, có thể ở bất cứ vị trí nào, khi khỏi không để lại dấu vết gì. Mề đay thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh phát ra và kéo dài từ vài phút đến vài giờ rồi tự biến mất đi, nhưng ngày sau đó thường phát lại, nhất là vào ban đêm. Khi biến mất thường không để lại dấu vết nếu là dạng thường và nếu mề đay xuất huyết sẽ để lại vết đen.

Phân loại bệnh

Mề đay được chia làm hai loại chính:

Mề đay cấp tính: Bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, thể hiện trên những sẩn phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ thì lặn, hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Ngoài ra có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở...

Mề đay mãn tính: Đó là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần lễ, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày. Ngoài ra có thể gặp các dạng khác như:

- Mề đay thành vệt dài, thành vòng

- Mề đay xuất huyết.

- Mề đay sần ở trẻ em.

- Mề đay mụn nước, phỏng nước.

- Mề đay khổng lồ: Đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, sau vài giờ thì lặn, không ngứa chỉ gây cảm giác căng khó chịu, có thể làm phù đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng dẫn tới khó thở, có khi phải cấp cứu.

- Mề đay cấp tiết cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm, hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay nổi đột ngột rầm rộ khắp cơ thể gây cảm giác ngứa.

Nguyên nhân của bệnh

- Thực phẩm, thức uống, gia vị thường gây dị ứng như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, pho mát...không hợp khẩu vị với một số người. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh.

- Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm.

- Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi mề đay như: Penicilline, Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc tránh thai...

- Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh mề đay mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, viêm mũi - họng.

- Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ký sinh trùng cũng là nguyên nhân của mề đay mãn tính.

- Ngoài ra các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi mề đay.

Bệnh mề đay và phụ nữ khi có thai

Mề đay là bệnh truyền nhiễm cấp tính do Virus mề đay gây nên. Đối với người bị mề đay có thể không vấn đề gì nhưng nó lại cực kì nguy hiểm cho phụ nữ khi có thai. Nó không chỉ có thể gây viêm nhiễm khắp người mà còn có thể gây viêm nhiễm trong tử cung thông qua nhau thai và bộ phận sinh dục. Phụ nữ mang thai mắc bệnh mề đay có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đây là một trong số các nguyên nhân gây sảy thai, thai nhi khó phát triển trong tử cung và chứng mề đay bẩm sinh.

Khi phụ nữ mắc bệnh mề đay, ban đầu thường thấy đau cổ họng, sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, đâu cơ, khớp và ra nhiều khí hư. Sau đó xó thể xuất hiện ở sau tai, sau cổ. Hạch toàn thân sưng to. Đặc trưng rõ nhất là trên mặt, thân người và tứ chi thai phụ xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, niêm mạc da xung huyết...

TỔNG QUAN VỀ BỆNH MỀ ĐAY


Mày đay (có nơi gọi là bệnh mề đay) là một bệnh dị ứng gặp khá phổ biến ở cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Bệnh mày đay là tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, niêm mạc gây nên hiện tượng phù tại chỗ làm cho da bị phồng lên giống kiểu nổi da gà nhưng lại kèm theo ngứa tại nơi nổi da. Bệnh nổi mề đay có thể đơn thuần tại một vùng da, niêm mạc nào đó trên cơ thể nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều vùng và cũng có khả năng xuất hiện ở một số cơ quan khác gây nguy hiểm hơn.


Ảnh minh họa về bệnh mề đay

Nguyên nhân gây nên bệnh mày đay rất phức tạp. Thông thường người ta hay gặp bệnh mày đay ở những cơ địa hay bị dị ứng, đặc biệt là những cơ địa hay dị ứng với thời tiết, lạnh, thức ăn như tôm, cua, cá, sữa, mỹ phẩm, xà phòng... biểu hiện chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên) như thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, phấn rôm, xà phòng, nước hoa hoặc do côn trùng đốt, vi sinh vật, ký sinh vật, do tiếp xúc, do lạnh, do nắng hoặc do tăng tiết cholin và có thể do di truyền. Bệnh mày đay có thể do di truyền nhưng dạng này chiếm tỷ lệ thấp còn chủ yếu là gặp loại mày đay mắc phải do một trong các nguyên nhân vừa nêu ở trên. Khi tiếp xúc với vật lạ (dị nguyên), cơ thể sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất histamin này làm cho người bệnh bị ngứa và đồng thời cũng làm xuất hiện các triệu chứng khác như thở gấp, khó thở, thậm chí nghẹt thở, đồng thời có thể làm giãn mạch máu gây hạ huyết áp, choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt này, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tính mạng người bệnh sẽ bị đe doạ... Cho đến nay chưa có công bố hoặc tài liệu nào nói rằng bệnh mày đay do lây nhiễm và vì vậy, bệnh mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm.

Bệnh mề đay có 2 thể: cấp tính và mạn tính

- Mày đay cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Bệnh biểu hiện các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi chảy cả máu vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn. Bệnh có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề não rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể xảy ra ở đường hô hấp gây khó thở, nghẹt thở có khi cần phải cấp cứu khẩn trương nếu không sẽ gây hậu quả rất xấu. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, tạm thời làm tụt huyết áp trong một thời gian ngắn gây hiện tượng khó chịu, choáng váng cũng rất cần cấp cứu kịp thời.

- Mày đay mạn tính: Khi bệnh xảy ra kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít là biểu hiện của mày đay mạn tính. Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mày đay thành vòng, thành vạch, mày đay xuất huyết, mề đay mụn nước. Đặc biệt là dạng mày đay phù Quincke: sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục, hệ thống đường hô hấp như khí quản, phế quản, thanh quản (gây khản tiếng trong một thời gian rất nhanh). Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ. Đôi khi phù Quincke gây tổn thương ở đường hô hấp, gây chít hẹp thanh, khí quản tạm thời rất nguy hiểm phải cấp cứu khẩn cấp, đặc biệt gặp ở bệnh nhân có bệnh hen suyễn mạn tính.

Cách phòng bệnh mày đay

Bệnh mày đay có nguyên nhân phức tạp nên nếu tìm ra được nguyên nhân và loại trừ chúng là bệnh khỏi hẳn. Những người (nhất là trẻ em) có cơ địa dị ứng với những chất như phấn rôm, tôm cua, sữa, xà phòng tắm... cần phải được loại trừ, không nên dùng lặp lại như những lần trước khi dùng đã xảy ra hiện tượng mày đay. Nhiều trường hợp mỗi lần tiếp xúc với nước lạnh hoặc gặp thời tiết lạnh là nổi mề đay ngay, vì vậy cần mặc ấm mỗi lúc thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Mỗi lần giặt quần áo, rửa chén, bát nên dùng găng tay loại có độ dày thích hợp. Khi đã bị mề đay một lần cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Hiện nay thuốc dùng trong điều trị mề đay có nhiều loại. Tuy vậy dùng thuốc gì, liều lượng ra sao, dùng trong bao lâu rất cần có ý kiến của bác sĩ khám bệnh cho mình. Đặc biệt đối với trẻ em khi bị mề đay cần dùng thuốc chống dị ứng, thầy thuốc sẽ cân nhắc nên dùng loại nào cho thích hợp với từng loại lứa tuổi, có những loại thuốc chống dị ứng rất tốt nhưng không dùng cho trẻ em hoặc có loại thuốc chống dị ứng chỉ được dùng cho lứa tuổi này mà không được dùng hoặc không nên dùng cho lứa tuổi khác...

TÌM NGUYÊN NHÂN BỆNH MỀ ĐAY

Trước hết người bệnh phải biết những thực phẩm nào gây nhạy cảm đối với bệnh này. Các loại protein động vật, dễ nhạy cảm nhất là cá, tôm, cua, sữa bò, bơ và những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại, rồi đến các thức ăn có tính chất thực vật như măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam quýt, mận, thảo quả và những quả rắn (như hạt dẻ, ngân hạnh, hồ đào), tương lạc và các loại gia vị thơm... Ngoài ra, một số thực phẩm có tính nhạy cảm đối với một số người như rượu, sôcôla, và các phụ gia thực phẩm như thuốc tạo màu, các gia vị, thuốc bảo quản thức ăn, tinh dầu bạc hà...

Những tác hại nếu không kiêng kỵ


Riệu bia cũng là nguyên nhân gây nỗi mề đay

Không phải người bệnh nào cũng đều nhạy cảm đối với các đồ ăn nói trên, nhưng nếu phát bệnh nên kiêng và kiểm tra loại nào dễ làm cho bệnh phát, ví dụ có một số người uống rượu vào là phát bệnh mề đay, do vậy phải kiêng rượu nghiêm ngặt.
Khi kiêng kỵ trong ăn uống, người có bệnh mày đay còn phải phân biệt loại nào cần kiêng kỵ đối với bệnh cấp tính và kiêng kỵ đối với bệnh mạn tính.

Vì vậy khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính, cần phải tuyệt đối kiêng kỵ một số loại thức ăn, nhất là các loại cá, cá mực, lươn; các loại có vỏ (tôm, cua, sò biển các loại, thịt ngan, dê, bò, thủ lợn) cùng nấm ăn, nấm hương, tỏi, hành tây, hẹ, ớt, dưa chuột, rau châm kim, thảo quả, rau trộn giấm, ngân hạnh, hạt dẻ, tương lạc, rượu, các thứ gia vị (giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương).

Đối với trường hợp mày đay mạn tính rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng, bởi vì có một số thức ăn như sữa bò, ngô, thịt bò, khoai tây, nhộng tằm, thường phản ứng chậm sau khi ăn 24 giờ mới phát ra.

Cho nên phương pháp cuối cùng để quyết định kiêng kỵ trong ăn uống là loại trừ dần, nghĩa là đang ăn các thứ thanh đạm được phép ăn, thì cho xen vào một loại nhạy cảm nào đó, rồi thử lần lượt những thức ăn nhạy cảm. Theo dõi phản ứng để xác định thức ăn nào gây dị ứng, sau đó cứ theo đó mà kiêng kỵ. Có một số thức ăn mà y học Trung Quốc cho là sinh phong động huyết như các thức gây phát, hải sản tanh, các chất cay, thì dù cấp tính hay mạn tính đều cần chú ý kiêng kỵ.

Ngoài ra, đối với người bị bệnh mày đay dạng ruột, ngoài việc kiêng kỵ những đồ ăn đã nói trên, trong thời gian phát bệnh còn phải kiêng kỵ nghiêm ngặt các loại đồ ăn thô, các đồ ăn không tiêu hóa như các loại rau có hàm lượng chất xơ cao (như hẹ, rau thơm, măng, dưa muối) nếu không dễ gây tổn thương niêm mạc ruột, dạ dày, đồng thời phát thêm những bệnh nghiêm trọng. Mặt khác còn cấm uống rượu để tránh phù nước niêm mạc và sung huyết nặng thêm.

Tóm lại, người bị bệnh mày đay nếu kiêng kỵ sẽ có tác dụng chủ yếu trong việc đề phòng phát bệnh, làm khỏi bệnh và cũng là vấn đề then chốt cho người đang điều trị mày đay.

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013

BỆNH MỀ ĐAY CÓ LÂY NHIỄM KHÔNG

Mày đay (có nơi gọi là bệnh mề đay) là một bệnh dị ứng gặp khá phổ biến ở cộng đồng dân cư nước ta. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Bệnh mề đay là tình trạng phản ứng của các mạch máu ở da, niêm mạc gây nên hiện tượng phù tại chỗ làm cho da bị phồng lên giống kiểu nổi da gà nhưng lại kèm theo ngứa tại nơi nổi da. Bệnh nổi mề đay có thể đơn thuần tại một vùng da, niêm mạc nào đó trên cơ thể nhưng cũng có thể xuất hiện ở nhiều vùng và cũng có khả năng xuất hiện ở một số cơ quan khác gây nguy hiểm hơn.


Nổi mề đay

“Không may” thì bị mày đay!

Nguyên nhân gây nên bệnh mề đay rất phức tạp. Thông thường người ta hay gặp bệnh mề đay ở những cơ địa hay bị dị ứng, đặc biệt là những cơ địa hay dị ứng với thời tiết, lạnh, thức ăn như tôm, cua, cá, sữa, mỹ phẩm, xà phòng... biểu hiện chủ yếu do phản ứng của cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên) như thức ăn, thuốc, mỹ phẩm, phấn rôm, xà phòng, nước hoa hoặc do côn trùng đốt, vi sinh vật, ký sinh vật, do tiếp xúc, do lạnh, do nắng hoặc do tăng tiết cholin và có thể do di truyền. Bệnh mề đay có thể do di truyền nhưng dạng này chiếm tỷ lệ thấp còn chủ yếu là gặp loại mề đay mắc phải do một trong các nguyên nhân vừa nêu ở trên. Khi tiếp xúc với vật lạ (dị nguyên), cơ thể sẽ hình thành một chất gọi là histamin. Chất histamin này làm cho người bệnh bị ngứa và đồng thời cũng làm xuất hiện các triệu chứng khác như thở gấp, khó thở, thậm chí nghẹt thở, đồng thời có thể làm giãn mạch máu gây hạ huyết áp, choáng váng. Trong những trường hợp đặc biệt này, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tính mạng người bệnh sẽ bị đe doạ... Cho đến nay chưa có công bố hoặc tài liệu nào nói rằng bệnh mề đay do lây nhiễm và vì vậy, bệnh mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm.

Không phải các bệnh mày đay đều giống nhau

Bệnh mề đay có 2 thể: cấp tính và mạn tính

- Mề đay cấp tính: Bệnh xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ vùng da, niêm mạc nào trên cơ thể. Bệnh biểu hiện các nốt sẩn, phù nề màu hồng hoặc đỏ. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Có khi gãi chảy cả máu vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn. Bệnh có thể biểu hiện ở đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy, thậm chí xảy ra ở tổ chức não gây phù nề não rất nguy hiểm. Bệnh cũng có thể xảy ra ở đường hô hấp gây khó thở, nghẹt thở có khi cần phải cấp cứu khẩn trương nếu không sẽ gây hậu quả rất xấu. Bệnh cũng có thể gây giãn mạch nhanh, tạm thời làm tụt huyết áp trong một thời gian ngắn gây hiện tượng khó chịu, choáng váng cũng rất cần cấp cứu kịp thời.

- Mề đay mạn tính: Khi bệnh xảy ra kế tiếp nhau nhiều lần hoặc cách quãng không kể số lượng nốt sẩn nhiều hay ít là biểu hiện của mề đay mạn tính. Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như: mề đay thành vòng, thành vạch, mề đay xuất huyết, mề đay mụn nước. Đặc biệt là dạng mề đay phù Quincke: sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục, hệ thống đường hô hấp như khí quản, phế quản, thanh quản (gây khản tiếng trong một thời gian rất nhanh). Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ. Đôi khi phù Quincke gây tổn thương ở đường hô hấp, gây chít hẹp thanh, khí quản tạm thời rất nguy hiểm phải cấp cứu khẩn cấp, đặc biệt gặp ở bệnh nhân có bệnh hen suyễn mạn tính.

Cách phòng bệnh mày đay

Bệnh mề đay có nguyên nhân phức tạp nên nếu tìm ra được nguyên nhân và loại trừ chúng là bệnh khỏi hẳn. Những người (nhất là trẻ em) có cơ địa dị ứng với những chất như phấn rôm, tôm cua, sữa, xà phòng tắm... cần phải được loại trừ, không nên dùng lặp lại như những lần trước khi dùng đã xảy ra hiện tượng mề đay. Nhiều trường hợp mỗi lần tiếp xúc với nước lạnh hoặc gặp thời tiết lạnh là nổi mề đay ngay, vì vậy cần mặc ấm mỗi lúc thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh. Mỗi lần giặt quần áo, rửa chén, bát nên dùng găng tay loại có độ dày thích hợp. Khi đã bị mề đay một lần cần đi khám bác sĩ ngay, tốt nhất là bác sĩ chuyên khoa dị ứng. Hiện nay thuốc dùng trong điều trị bệnh mề đay có nhiều loại. Tuy vậy dùng thuốc gì, liều lượng ra sao, dùng trong bao lâu rất cần có ý kiến của bác sĩ khám bệnh cho mình. Đặc biệt đối với trẻ em khi bị mề đay cần dùng thuốc chống dị ứng, thầy thuốc sẽ cân nhắc nên dùng loại nào cho thích hợp với từng loại lứa tuổi, có những loại thuốc chống dị ứng rất tốt nhưng không dùng cho trẻ em hoặc có loại thuốc chống dị ứng chỉ được dùng cho lứa tuổi này mà không được dùng hoặc không nên dùng cho lứa tuổi khác...

CHÁO THUỐC TRỊ BỆNH NỔI MỀ ĐA

Mề đay là bệnh dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau: do thức ăn, do thay đổi thời tiết, do tiếp xúc với tác nhân như phấn hoa, lông động vật, hóa chất tẩy rửa, do ô nhiễm môi trường... Bệnh diễn biến phức tạp và dễ trở thành mạn tính. Người bệnh ngứa nhiều, gãi nhiều, mặt da nổi tịt rải rác hoặc từng mảng, tại chỗ sưng nề, da dày co cứng, có màu sáng tía. Cơn ngứa liên tục và mỗi lúc càng nặng hơn, tê bì ở từng vùng trên cơ thể.


Cháo sài hồ thịt thăn lợn bổ nguyên khí, tăng cường miễn dịch giúp giảm nhanh các triệu chứng mề đay

Sau đây là 4 món ăn cháo - thuốc dễ thực hiện và hiệu quả hỗ trợ trị bệnh, giúp chống viêm, giải độc, giảm ngứa, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Cháo rau má - đậu xanh: rau má 70g, đậu xanh 30g, gạo tẻ 40g, gia vị vừa đủ. Rau má rửa sạch cắt ngắn. Đậu xanh xay lấy cả vỏ, gạo đãi sạch, cho hai thứ vào nồi, đổ nước hầm thành cháo, cháo chín cho rau má vào đun thêm một lát là được, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: giảm ngứa, kháng viêm, tiêu độc, lợi gan mật..., rất phù hợp với những người bị mề đay do cơ địa, hay tái phát khi thay đổi thời tiết.

Cháo chi tử - hạt sen: chi tử 16g, hạt sen 20g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Hạt sen ngâm vào nước ấm 3 giờ, chi tử sắc kỹ chắt lấy nước thuốc. Cho gạo và hạt sen vào nồi, đổ nước thuốc nấu thành cháo. Khi cháo chín nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: chống viêm, thanh nhiệt tả hỏa, an thần, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bài này phù hợp với những người bị mề đay thể phong nhiệt với biểu hiện: cơn ngứa bùng phát rất nhanh, toàn thân nóng ran, mặt da đỏ, sưng nề nhẹ kèm theo các nốt tịt và những mảng da dày, có co cứng, tê bì...

Cháo sài hồ - thịt thăn lợn: thịt thăn lợn 80g, gạo tẻ 70g, gia vị vừa đủ. Sài hồ sắc kỹ lấy nước, thịt thăn lợn băm nhỏ ướp gia vị rồi xào với hành khô cho chín. Cho gạo tẻ vo sạch cùng nước thuốc vào nồi nấu thành cháo, cháo chín cho thịt vào nấu thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: bổ nguyên khí, tăng cường miễn dịch, thanh nhiệt, tiêu độc, trừ tà. Dùng món này, các triệu chứng giảm nhanh.

Cháo khổ qua - rau muống - tim lợn: tim lợn 1 quả, khổ qua 60g, rau muống 40g, gạo tẻ 60g, gia vị vừa đủ. Khổ qua rửa sạch bỏ ruột thái lát mỏng. Rau muống rửa sạch cắt ngắn. Quả tim lợn bổ làm tư rửa sạch, gạo vo sạch. Cho gạo cùng tim lợn vào nồi, đổ nước hầm thành cháo, cháo chín kỹ cho khổ qua vào đun tiếp, cho rau muống đun sôi thêm một lát, nêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, tiêu độc, bổ tâm, kiện não, dưỡng cơ nhục. Món này thích hợp với người bị mề đay hay tái phát, người nóng, hay ngứa lở ngoài da, tim hồi hộp, ngủ trằn trọc.

KHẮC PHỤC NỔI MỀ ĐAY KHI CHUYỂN MÙA

Thời tiết đang chuyển mùa cộng với những biến đổi khắc nghiệt của khí hậu làm bệnh mề đay xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng hay tái phát, đặc biệt gây ngứa ngáy khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh.


Vì sao bị mề đay?


 Nốt mề đay trên cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh mề đay rất phức tạp nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa, tức là cơ thể dễ nhạy cảm với các yếu tố kích thích (nóng, lạnh đột ngột, một số thức ăn, phấn hoa, vi khuẩn, vi nấm, giun sán hoặc do tăng tiết chất cholin và ngay cả một số loại thuốc Đông y, thuốc Nam hoặc Tây y). Ngoài ra, bệnh mề đay có thể do di truyền (bố, mẹ mắc bệnh mề đay). Sự xuất hiện bệnh mề đay là do phản ứng quá mẫn giữa kháng thể có sẵn trong cơ thể khi gặp kháng nguyên lạ (dị nguyên).

Có thể nguy hiểm đến tính mạng?

Bệnh mề đay thường có 2 loại, cấp tính và mạn tính. Mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột và xuất hiện ở bất kỳ trên vùng da nào, niêm mạc nào của cơ thể. Đầu tiên xuất hiện các nốt sẩn có màu hồng hoặc đỏ, phù nề, ngứa. Ngứa là triệu chứng điển hình nhất của mề đay và chính ngứa làm cho người bệnh rất khó chịu, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa, có khi ngứa phải gãi đến mức chảy máu tươi vẫn không đỡ ngứa. Nốt sẩn, ngứa có khi chỉ ở một vùng da nào đó trên cơ thể, có khi cả đám rộng nhưng có khi chỉ rải rác. Nốt sẩn, ngứa kéo dài vài ba phút đến vài ba giờ rồi lặn nhưng cũng có trường hợp mề đay kéo dài cả tuần không tự khỏi.

Một số trường hợp bệnh nặng thì ngoài sự biểu hiện ở da chúng còn có thể xuất hiện ở niêm mạc đường tiêu hóa gây đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy. Bệnh mề đay cũng có thể xảy ra ở tổ chức não gây phù não hoặc xảy ra ở đường hô hấp như thanh - khí quản gây phù nề, khó thở cấp tính rất nguy hiểm đến tính mạng. Mề đay cấp tính có thể điều trị hết cơn cấp tính hoặc hết chất kích thích thì bệnh mề đay biến mất, nhưng rất dễ tái phát và trở thành mề đay mạn tính. Mề đay mạn tính thì thường xảy ra kế tiếp nhau nhiều lần trong tuần, trong tháng hoặc trong năm, có khi là cách quãng nhưng có khi là liên tiếp trong nhiều ngày. Biểu hiện của mề đay mạn tính có khi chỉ một số nốt mẩn, ngứa trên da nhưng có khi là rất nhiều nốt mẩn ngứa tạo thành một mảng hoặc nhiều mảng trên các vùng da khác nhau có hình loang lổ giống như da hổ. Mề đay mạn tính gặp ở nhiều dạng khác nhau như dạng thành vòng, dạng thành vạch, dạng xuất huyết, dạng mụn nước.

Đặc biệt của mề đay mạn tính là xuất hiện dạng phù Quincke (sưng mặt, mí mắt, môi, bộ phận sinh dục). Phù Quincke xảy ra đột ngột và kéo dài vài giờ. Nên lưu ý rằng, ở một người có cơ địa dị ứng, ví dụ như bị chàm, tổ đỉa, viêm da dị ứng, hen suyễn, viêm mũi, xoang dị ứng... khi thay đổi của thời tiết, nhất là nóng - lạnh đột ngột thì bệnh mề đay càng rất dễ xuất hiện. Bệnh mề đay nếu không điều trị dứt điểm có thể gãi nhiều làm nhiễm khuẩn da gây lở loét làm cho việc điều trị thêm phần phức tạp. Hơn nữa, sau khi khỏi bệnh thường để lại vết thâm. Trong một số trường hợp đặc biệt, bệnh mề đay có thể gây nguy hiểm cho tính mạng (mề đay xuất hiện ở đường tiêu hóa, đường hô hấp hay não gây phù nề). Việc chẩn đoán bệnh mề đay không khó, chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Tuy vậy, việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh mề đay thì còn gặp không ít khó khăn bởi vì các loại dị nguyên gây bệnh rất đa dạng kèm theo đó là yếu tố cơ địa hoặc di truyền.

Lời khuyên của thầy thuốc

Mề đay có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính, vùng, miền. Vì vậy, khi nghi ngờ bị bệnh mề đay nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được xác định, điều trị và đề phòng biến chứng xảy ra. Nếu xác định được nguyên nhân thì việc chỉ định điều trị và phòng tái phát cũng thuận lợi. Từ ngày phát minh ra thuốc kháng histamin nhất là các loại kháng histamin tổng hợp thì việc điều trị các bệnh dị ứng, đặc biệt là bệnh mề đay có hiệu nghiệm hơn rất nhiều.

Ăn, uống cũng đóng góp khá tích cực trong việc phòng bệnh mề đay tái phát. Người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh mề đay như tôm, cua, ốc. Không nên uống rượu, bia bởi vì rượu, bia là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát. Tránh để lạnh xảy ra đột ngột, vì vậy, khi thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh cần mặc đủ ấm, nhất là khi ra khỏi nhà và không nên nằm ngủ trong phòng có máy lạnh. Cần giữ vệ sinh, nhất là đường hô hấp trên (họng, miệng, mũi, hầu) để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra. Bởi vì, các độc tố của vi sinh vật là một trong các loại dị nguyên lạ đối với cơ thể. Hàng ngày nên đánh răng sau bữa ăn và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Khi bị bệnh, nên hạn chế gãi để tránh gây xây xát, chảy máu (đặc biệt là trẻ em) nhằm không để da bị bội nhiễm gây viêm da, mưng mủ dễ gây biến chứng nguy hiểm.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

NGUYÊN NHÂN BỆNH MỀ ĐAY

Bệnh mề đay


1. Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn hay bị "đổ thừa" nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh. 

2. Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm. 

3. Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác. 

4. Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh MÐ mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi - họng. 

5. Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ky sinh trùng cũng thường là nguyên nhân của MÐ mãn tính. 

6. Các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi MÐ.

Phát hiện nguyên nhân

Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú y mới hy vọng giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc. Khi có triệu chứng phù môi, sưng mặt hoặc khó thở phải đến cơ quan y tế sớm để được cấp cứu nếu cần. Sau đây là cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị MÐ mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu MÐ không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy MÐ nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục.

BỆNH MỀ ĐAY VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Bệnh mề đay là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ em và người lớn, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, có thể do dị ứng với sự biến đổi của thời tiết, dị ứng thuốc…


Bệnh mề đay
Triệu chứng của mề đay là những mảng phù màu hồng hoặc đỏ nổi cao trên mặt da, kích thước và số lượng thay đổi khác nhau, có thể ở bất cứ vị trí nào trên da, khi mề đay khỏi không để lại dấu vết gì.

Phân loại mề đay

Cơn mề đay cấp tính:Bệnh biểu hiện đột ngột ở bất cứ vùng nào trên cơ thể, thể hiện trên những sần, phù nề, ngứa dữ dội. Cơn xảy ra trong vài phút hoặc vài giờ rồi lặn hoặc có thể từng đợt kế tiếp nhau. Trong cơn mề đay cấp có thể kèm theo sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, khó thở…

Cơn mề đay mãn tính:Đó là khi tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 8 tuần, không kể nhiều hay ít, có khi ngắt quãng nhiều ngày, có thể gặp các dạng khác nhau.

+ Mề đay thành vệt dài, thành vòng - mề đay xuất huyết.

+ Mề đay sần ở trẻ em - mề đay mụn nước, phòng nước.

+ Mề đay khổng lồ - đó là phù nổi đột ngột làm sưng phù mặt, mi mắt, môi hoặc bộ phận sinh dục, thường sau vài giờ thì lặn, không ngứa chỉ gây cảm giác căng tức khó chịu. Mức độ nguy hiểm của dạng phù này là có thể làm phù đường hô hấp trên, gây hẹp thanh quản và họng dẫn tới khó thở, phải cấp cứu.

+ Mề đay cấp tiết Cholin: Xuất hiện khi đi ra nắng, vận động thể lực, xúc cảm hay gặp ở người trẻ tuổi. Mề đay nổi đột ngột rầm rộ khắp cơ thể gây cảm giác rất ngứa.

Nguyên nhân của chứng mề đay, có thể là do những yếu tố sau:

- Do yếu tố vật lý như chấn thương, cọ xát, lạnh nắng.

- Do tiếp xúc các vật lạ qua da, qua đường hô hấp, do ăn uống, thuốc, mỹ phẩm, côn trùng, ký sinh trùng, vi khuẩn…

- Do di truyền, chủ yếu là chứng dị ứng do lạnh.

- Do các bệnh hệ thống: Có thể gặp mề đay kết hợp với bệnh Luput ban đỏ hệ thống, u ác tính, cường giáp trạng…cũng có nhiều trường hợp nổi mề đay nhưng không xác định được nguyên nhân.
Nguyên nhân gây mề đay

1. Thực phẩm, thức uống, gia vị: Thức ăn hay bị "đổ thừa" nhất là đồ biển như: sò, nghêu, cua, ghẹ, cá biển. Các loại sôcôla, sữa, bơ, phó mát. Nhóm thực vật là dưa gang, dưa tây, cà chua, trái dâu, kể cả hành, tỏi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng thức ăn thông thường nhất, "lành nhất" cũng có thể gây bệnh. 

2. Các chất phụ gia: Cũng là yếu tố quan trọng. Chúng có thể là chất tự nhiên như các loại men, con giấm hoặc chất hóa học dùng để bảo quản và nhuộm màu thực phẩm. 

3. Thuốc men: Có rất nhiều thứ thuốc có thể gây dị ứng và nổi MÐ. Ðáng kể nhất là Penicilline rồi đến Aspirine, Sulfamides; các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc trị đau nhức xương khớp, thuốc ngừa thai và còn nhiều loại khác. 

4. Nhiễm trùng: Các ổ nhiễm trùng, nhiễm nấm tiềm tàng thường gây bệnh MÐ mãn tính như viêm xoang, sâu răng, nhiễm trùng đường tiểu, đường hô hấp trên như viêm mũi - họng. 

5. Các loại bụi nhà, bụi phấn hoa, bụi lông thú và các loại ky sinh trùng cũng thường là nguyên nhân của MÐ mãn tính. 

6. Các yếu tố xúc cảm, thay đổi nhiệt độ, áp lực cọ xát do quần áo chật bó cũng có thể làm nổi MÐ.

Phát hiện nguyên nhân

Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh, người bệnh cần phải thật chú y mới hy vọng giúp thầy thuốc tìm ra nguyên nhân chính gây bệnh để trị tận gốc. Khi có triệu chứng phù môi, sưng mặt hoặc khó thở phải đến cơ quan y tế sớm để được cấp cứu nếu cần. Sau đây là cách phát hiện nguyên nhân trong thực phẩm ở người bị MÐ mãn tính lẫn cấp tính, bằng chế độ ăn loại trừ: Bắt đầu ăn trong 3 tuần chỉ gồm các loại không có chất dị ứng như gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa. Nếu MÐ không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ. Ăn đến món nào thấy MÐ nổi lên thì đó là nguyên nhân gây bệnh phải tránh sau này và cứ như thế tiếp tục.

Điều trị mề đay

Để điều trị hiệu quả chứng mề đay trước hế phải tìm ra được căn nguyên gây bệnh. Tuỳ vào mức độ và nguyên nhân gây ra, mà bác sỹ điều trị bằng thuốc nam hoặc thuốc tây. Nếu bệnh nặng hoặc xuất hiện thường xuyên, người bệnh phải đi khám ở các cơ sở y tế để có hướng xử trí tốt nhất.

Phòng bệnh

Những người dễ bị nổi mề đay thường là có cơ địa nhạy cảm, do vậy để phòng bệnh cần lưu ý những điểm sau:

- Đối với nổi mề đay do lạnh, luôn chú ý mặc ấm, hạn chế tối đa tiếp xúc với môi trường lạnh.

- Nếu do ăn uống nổi mề đay thì không nên ăn những thức ăn đó (như thịt gà, cá chép, tôm, cua…).

- Phụ nữ khi sử dụng mỹ phẩm phải thận trọng, lụa chọn những loại mỹ phẩn thích hợp với loại da của mình.

- Khi tiếp xúc với môi trường có nhiều chất độc hại phải đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ lao động.

- Cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, hạn chế sự xâm nhập của các loại ký sinh trùng như bọ chét, chấy rận.

- Đặc biệt khi sử dụng các loại thuốc đông - tây y mà không được hướng dẫn của bác sỹ, không chỉ gây ra chứng mề đay mà còn có thể bị ngộ độc thuốc.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

MỀ ĐAY DẠNG PHONG HÀN

Biểu hiện: Nốt chẩn sắc trắng, ngứa, gặp gió lạnh thì phát nặng, thời tiết ấm thì bệnh giảm nhẹ. Chất lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng; mạch phù (nổi trên mặt da).


Phép chữa: Trừ phong, tán hàn, chống ngứa. 
Trường hợp bệnh nhẹ có thể sử dụng bài thuốc 1 hoặc 2, bệnh nặng dùng bài thuốc 3 hoặc 4.

Mề đay nổi nhiều ở tay
Bài 1: Quả ké đầu ngựa (sao vàng, nghiền thành bột mịn). Ngày uống 3 lần mỗi lần 1-2g, chiêu thuốc bằng nước sôi hoặc hòa vào rượu trắng uống.

Bài 2: Hương nhu 12g, phù bình 6g. Sắc với 800ml nước, đun lấy 400ml, chia thành 2 phần, uống vào sáng sớm và chiều tối, lúc đói bụng.

Bài 3: Quế chi 6g; kinh giới, tía tô, mỗi vị 10g; hành 15g (để cả củ); gừng tươi 8g. Sắc với 800ml nước, đun còn 400ml, chia ra 2 lần uống sáng, chiều, lúc đói bụng.

Bài 4: Kinh giới, phòng phong, khương hoạt, quế chi, bạch thược mỗi vị 6g; xuyên khung 10g; cam thảo, gừng tươi mỗi thứ 5g; đại táo 5 trái. Sắc với 800ml nước, đun còn 450ml, chia ra 3 lần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng. Dùng cho trường hợp bệnh phát nặng.

TRỊ MỀ ĐAY DẠNG PHONG NHIỆT

Biểu hiện: Nốt chẩn đỏ tươi, nóng rát, ngứa kịch liệt, phiền táo, miệng khát; có thể kèm theo phát sốt, sợ lạnh, họng sưng đau, gặp nóng bệnh phát nặng thêm, rêu lưỡi trắng hoặc vàng nhạt, mạch tế sác (nhỏ nhanh).


Dạng phong nhiêt: nóng rát, ngứa kịch liêt


Phép chữa: Trừ phong, thanh nhiệt, chống ngứa.
Bài 1: Kim ngân hoa 12g, vỏ núc nác 12g, lá đơn đỏ (đơn mặt trời) 6g. Sắc với 800ml nước, đun lấy 400ml, chia thành 2 phần, uống vào sáng sớm và chiều tối, lúc đói bụng.

Bài 2: Kim ngân hoa 12g, phù bình (bèo cái) 6g. Sắc và uống như bài 1.

Bài 3: Phù bình 16g, vỏ núc nác 12g, thuyền y (xác ve sầu) 10g. Sắc và uống như bài 1.

Bài 4: Phù bình tía tươi 50g, lá muồng trâu tươi 20g. Sắc với 600ml nước đun còn 300ml, người lớn chia 2 lần, trẻ nhỏ chia 3-4 lần uống trong ngày.

Bài 5: Lá đơn răng cưa, lá đơn đỏ, đơn tướng quân (sao đen), củ khúc khắc, kim ngân hoa mỗi vị 20g, cam thảo đất 20g (hoặc cam thảo bắc 8g); quả ké đầu ngựa (sao) 15g. Sắc với 1000ml, đun còn 300ml, người lớn chia 2 lần, trẻ nhỏ chia 3-4 lần uống trong ngày.

Bài 6 (sơ phong thanh nhiệt thang): Tang diệp (lá dâu tằm), cúc hoa, kim ngân hoa, liên kiều, xích thược mỗi vị 10g; trúc diệp (lá tre hoặc lá trúc), cam thảo mỗi vị 5g; bạc hà 4g; thuyền y, đan bì mỗi vị 6g. Sắc với 800ml nước, đun còn 450ml, chia thành 3 phần uống sáng, trưa, chiều, lúc đói bụng.

NHỮNG THỰC PHẨM CẦN KIÊNG KỴ KHI ĐIỀU TRI MỀ ĐAY

Mề đay (MĐ) thường được gọi là “phong chẩn”, là một loại bệnh phản ứng thũng nước có tính chất hạn chế ở từng bộ phận xuất hiện ngoài da, do những mạch máu ở niêm mạc da bị giãn ra và tăng tính thẩm thấu… Vì vậy, việc kiêng kỵ trong ăn uống có tác dụng quan trọng khi phát bệnh và đề phòng diễn biến xấu sau đó.
Những thực phẩm cần kiêng kỵ
Trước hết người bệnh phải biết những thực phẩm nào gây nhạy cảm đối với bệnh này. Các loại protein động vật, dễ nhạy cảm nhất là cá, tôm, cua, sữa bò, bơ và những đồ chế biến bằng bơ, trứng các loại, rồi đến các thức ăn có tính chất thực vật như măng, rau chân vịt, nấm hương, cà, đậu tằm, dưa chuột, tỏi, hành củ, cam quýt, mận, thảo quả và những quả rắn (như hạt dẻ, ngân hạnh, hồ đào), tương lạc và các loại gia vị thơm…
Cần kiêng kỵ nhiều hải sản
Ngoài ra, một số thực phẩm có tính nhạy cảm đối với một số người như rượu, sôcôla, các aldehyt chưa no (là một chất được sinh ra khi tiêu hóa chất béo và khi ăn các thức ăn rán bằng dầu mỡ) và các phụ gia thực phẩm như thuốc tạo màu, các gia vị, thuốc bảo quản thức ăn, các vật chất tự nhiên, tinh dầu bạc hà…

Những tác hại nếu không kiêng kỵ
Những thức ăn uống nói trên phần nhiều sinh phong, động huyết, hóa nhiệt, nhất là hải sản, thịt thủ lợn, đầu gà, nấm hương, nấm ăn, rau hương xuân, ớt, thức ăn dầu mỡ ăn vào sẽ sinh đờm, động hỏa, hao tán khí huyết; nếu xét thấy bệnh thuộc chứng dương, chứng nhiệt thì càng cần kiêng kỵ nghiêm ngặt.

Tuy vậy, không phải người bệnh nào cũng đều nhạy cảm đối với các đồ ăn nói trên, nhưng nếu phát bệnh nên kiêng và kiểm tra loại nào dễ làm cho bệnh phát, ví dụ có một số người uống rượu vào là phát bệnh mề đay, do vậy phải kiêng rượu nghiêm ngặt.

Khi kiêng kỵ trong ăn uống, người có bệnh mề đay còn phải phân biệt loại nào cần kiêng kỵ đối với bệnh cấp tính và kiêng kỵ đối với bệnh mạn tính.

Đối với trường hợp mề đay mạn tính rất khó xác định những thức ăn nào dẫn tới dị ứng, bởi vì có một số thức ăn như sữa bò, đại mạch, kiều mạch, ngô, thịt bò, khoai tây, nhộng tằm, thường phản ứng chậm sau khi ăn 24 giờ mới phát ra.Vì vậy khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh cấp tính, cần phải tuyệt đối kiêng kỵ một số loại thức ăn, nhất là các loại cá, cá trèm, cá mực, lươn; các loại có vỏ (tôm, cua, sò biển các loại, thịt ngan, dê, bò, thủ lợn) cùng nấm ăn, nấm hương, tỏi, hành tây, hẹ, ớt, dưa chuột, rau châm kim, thảo quả, rau trộn giấm, ngân hạnh, hạt dẻ, tương lạc, rượu, các thứ gia vị (giấm, hạt tiêu, hoa tiêu, hồi hương).

Cho nên phương pháp cuối cùng để quyết định kiêng kỵ trong ăn uống là loại trừ dần, nghĩa là đang ăn các thứ thanh đạm được phép ăn, thì cho xen vào một loại nhạy cảm nào đó, rồi thử lần lượt những thức ăn nhạy cảm.

Theo dõi phản ứng để xác định thức ăn nào gây dị ứng, sau đó cứ theo đó mà kiêng kỵ. Có một số thức ăn mà y học Trung Quốc cho là sinh phong động huyết như các thức gây phát, hải sản tanh, các chất cay, thì dù cấp tính hay mạn tính đều cần chú ý kiêng kỵ.

Ngoài ra, đối với người bị bệnh mề đay dạng ruột, ngoài việc kiêng kỵ những đồ ăn đã nói trên, trong thời gian phát bệnh còn phải kiêng kỵ nghiêm ngặt các loại đồ ăn thô, các đồ ăn không tiêu hóa như các loại rau có hàm lượng chất xơ cao (như hẹ, rau thơm, măng, dưa muối) nếu không dễ gây tổn thương niêm mạc ruột, dạ dày, đồng thời phát thêm những bệnh nghiêm trọng. Mặt khác còn cấm uống rượu để tránh phù nước niêm mạc và sung huyết nặng thêm.

Tóm lại, người bị bệnh mề đay nếu kiêng kỵ sẽ có tác dụng chủ yếu trong việc đề phòng phát bệnh, làm khỏi bệnh và cũng là vấn đề then chốt cho người đang điều trị.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

TRỊ MỀ ĐAY CHO THAI PHỤ

Tôi có thai được 7 tháng. Hơn 1 tuần nay da bụng tôi rất ngứa, rát. Tôi có thể dùng loại thuốc nào để hết rát, ngứa? (Tô Thị Hương – Nghĩa Đàn – Nghệ An)

Mề đay ở chân
Như bạn mô tả thì bạn đã bị ban sẩn dạng mày đay. Đây là bệnh lý hay gặp nhất ở phụ nữ có thai, thường xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ con so, ít khi tái phát trong những lần mang thai sau, dễ xảy ra ở những bà mẹ mang đa thai. Bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai.

Trường hợp nhẹ nên dùng các biện pháp chăm sóc da không đặc hiệu như dùng kem làm trơn và ẩm da trước khi ngủ và ngay sau tắm, hạn chế số lần tắm, tắm bằng nước ấm, sau khi tắm nhanh chóng lau khô da và dùng ngay các kem dưỡng da, nên sử dụng các loại xà phòng hoặc sữa tắm trung tính. Các bà mẹ nên mặc đồ rộng, thoáng mát.

Thuốc chống ngứa tại chỗ: Crotamiton, menthol, camphor. Tránh sử dụng các yếu tố gây kích ứng da hoặc giãn mạch: xà phòng, bia rượu, nước nóng… Các thuốc kháng histamin có tá dụng an thần, giảm tốt các triệu chứng ngứa, ban đỏ và tương đối an toàn với thai.

Các kháng histamin bôi ngoài thường ít hiệu quả và có nguy cơ gây kích ứng da. Trường hợp nặng có thể chiếu tia cực tím B nhưng cần lưu ý tính an toàn. Nếu ngứa dai dẳng có thể dùng một đợt ngắn ngày corticosteroid đường uống.

Tránh sử dụng kéo dài corticoid bôi tại chỗ vì có nguy cơ gây giãn mạch và teo da. Những trường hợp nặng không đáp ứng với điều trị bằng thuốc có thể cân nhắc việc đình chỉ thai nghén sớm.

(Theo Suckhoedoisong.vn)

MỀ ĐAY XUẤT HIỆN Ở NHỮNG VỊ TRÍ NÀO?

Từ vài tháng nay, cứ đến chiều tối là cháu gái của tôi (15 tuổi) lại bị nổi những cục to cỡ ngón tay và ngứa (dạng như mề đay) ở tay, chân và bụng, lưng (không nổi ở mặt).

>>Trị mề đay như thế nào?

Mề đay ở tay

Sáng ra thì các cục đó đều lặn hết, không để lại dấu hiệu gì. Nhưng đến chiều tối lại bị nổi ngứa như cũ. Tôi có nhiều lần mua thuốc dị ứng cho cháu uống, nhưng tình hình vẫn vậy. Về điều kiện khí hậu thì cháu ở Nha Trang, gần biển. Có lẽ là không phải do khí hậu, vì khi vào Sài Gòn chơi hè cháu vẫn bị.

Về ăn uống thì cháu chỉ ăn đồ ở nhà nấu, mua ở siêu thị rất sạch sẽ. Và những hôm không ăn tôm, cua, cá, mực, gà, vịt… vẫn bị nổi ngứa. Xin hỏi cháu tôi bị bệnh gì? Phải chữa trị như thế nào?(H.H)

Theo như chị mô tả thì cháu bị bệnh mề đay. Đây là một bệnh dị ứng với biểu hiện là các mảng da đỏ phù nề, có hình dạng và kích thước thay đổi, có thể nổi ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.

Mỗi tổn thương ở da tồn tại kéo dài từ 8-12g.
Có 2 dạng
1. Mề đay cấp tính: Đợt bệnh kéo dài ít hơn sáu tuần. Nguyên nhân thường là do dị ứng với thuốc hoặc thức ăn (tôm cua, đậu, trứng, dâu, cà chua, chocolate, cá, trái cây họ chanh), nhiễm trùng (ký sinh trùng đường ruột, nhiễm nấm, viêm xoang, sâu răng).

2. Mề đay mãn tính: Đợt bệnh kéo dài nhiều hơn sáu tuần. Nguyên nhân chưa rõ nhưng có liên quan đến nhiều yếu tố thúc đẩy bệnh như thuốc, thực phẩm, phụ gia, phấn hoa, mạt bụi nhà, lông vật nuôi, nhiễm ký sinh trùng (ghẻ, giun). Thời gian trung bình của một đợt mề đay mãn tính là sáu tháng. Trong đó 50% trường hợp sẽ hết bệnh sau 1 năm, 20% trường hợp hết bệnh sau nhiều năm.

“Từ vài tháng nay bé bị nổi” tức là bé bị bệnh mề đay mãn tính. Việc chữa trị bệnh bao gồm hai yếu tố: phòng bệnh và điều trị các tổn thương da. Chúng ta cần lưu ý thực hiện tốt những việc sau đây:

- Tránh dùng một số thuốc như aspirin, thuốc kháng viêm; tránh ăn các thức ăn có chứa phụ gia, phẩm màu, đậu, đồ lên men (tương, mắm…), đồ biển, trứng.

- Vệ sinh môi trường sống, không nuôi vật nuôi hoặc trồng hoa, cây trong nhà.

- Dùng nước ấm, không dùng nước lạnh hoặc nóng.

- Chọn các sản phẩm tắm êm dịu da tức không chứa chất xà bông hay chất tẩy rửa.

- Tránh để hơi quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào người.

- Sổ giun định kỳ.

- Khi cháu bị nổi tổn thương da thì có thể dùng thuốc kháng histamin uống như nhóm thuốc kháng histamin gây buồn ngủ nhưng có hiệu quả cao (chlorpheniramin, hydroxyzine, cyproheptadine…) hoặc nhóm thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ (cetirizine, fexofenadine, loratadine…).

- Nếu bệnh không hết sau một tháng thì chị nên đưa cháu đến khám tại chuyên khoa Da liễu để có thể được điều trị bằng các thuốc tích cực hơn và được thực hiện một số xét nghiệm tầm soát để tìm các yếu tố thúc đẩy bệnh.

ThS BS. Lê Thái Vân Thanh

LÀM SAO HẾT NGỨA KHI BỊ MỀ ĐAY

Em đã bị nổi mày đay đã 2-3 tháng nay. Mặc dù em đã uống thuốc BENADRYL (do dược sĩ cho), nhưng vẫn không thấy hết. Các đốm cứ nổi rồi lại lặn, rồi lại nổi lên tiếp gây ngứa rất khó chịu và bất tiện. Xin hãy chỉ cho em cách để trị dứt bệnh này, và những cách trị mẹo để không còn bị ngứa nữa. (Tracy)


Tổn thương trên da

Nổi mày đay là bệnh da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể gây ra như:

- Do thức ăn: trứng, nấm, tôm, cua, sò, ốc…

- Do thuốc: kháng sinh, Quinin…

- Do ký sinh trùng: giun, sán…

- Do côn trùng đốt: muỗi, rệp…

- Do tiếp xúc với cây lá, sâu bọ, phấn hoa, nước, gió lạnh.

- Do điều kiện làm việc mệt nhọc, gắng sức, thay đổi cảm xúc.

Biểu hiện của nổi mày đay là ngứa, đây là triệu chứng chính xuất hiện cùng với các nốt sẩn, phù, kích thước khác nhau, khu trú ở một vùng hoặc rải rác khắp cơ thể. Các tổn thương mày đay có thể xuất hiện ở cả niêm mạc đường hô hấp gây khó thở hoặc ở niêm mạc dạ dày gây đau bụng…

Bệnh mày đay tiến triển thành từng đợt, mỗi đợt không quá vài ba ngày, có nhiều trường hợp bệnh tái phát liên tục trở thành mãn tính.

Điều trị: muốn điều trị dứt điểm phải tìm được nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân đó. Tuy nhiên việc tìm nguyên nhân nhiều khi rất khó vì vậy điều trị thường chia làm 02 giai đoạn.

Giai đoạn tạm thời: dùng các loại thuốc kháng Histamin tổng hợp một đợt 10-15 ngày như Dimedron, Penegan, các thuốc giải mẫn cảm không đặc hiệu như Canxi Clorua, vitamin C.

Trường hợp của bạn ngoài những thuốc như trên trong giai đoạn cấp nên điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu như dùng:

+ Histaglobin tiêm dưới da, mỗi lần 2mg , 3 ngày tiêm 1 lần. Đợt điều trị 6-8 lần tiêm.

+ Thuốc mát gan giải độc như Livcine 94, Hyposunphen.

+ Tránh ăn những chất kích thích và các thức ăn làm tăng bệnh.

Điều trị cơ bản như trên thường đạt kết quả tốt nhưng đòi hỏi phải kiên trì và lâu dài.

Sau khi điều trị tạm thời như trên mà không khỏi thì phải tìm nguyên nhân để có phương pháp loại bỏ nguyên nhân. Trong trường hợp này bắt buộc phải theo hướng dẫn của BS chuyên khoa.

BS Bạch Long

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2013

CHUẨN ĐOÁN BỆNH MỀ ĐAY

Để chẩn đoán mày đay, ngoài việc dựa vào triệu chứng lâm sàng, bác sĩ còn cần hỏi tỉ mỉ về tiền sử gia đình, việc dùng thuốc, thức ăn, kể cả điều kiện và môi trường sinh hoạt lao động. Khi cần, phải xét nghiệm thêm về máu.


Triệu chứng lâm sàng bệnh mề đay
Đa số trường hợp mày đay là lành tính, chỉ gây ngứa ở mức độ khác nhau và ảnh hưởng ít nhiều đến trạng thái tâm thần kinh, làm bệnh nhân khó chịu, bực bội.

Có trường hợp (rất hiếm gặp) mày đay cấp diễn biến theo kiểu sốc phản vệ, gây tím tái, khó thở, sốt cao, nôn mửa, đau quặn bụng, có khi dẫn tới tụt huyết áp, trụy tim mạch, đe dọa tính mạng, phải cấp cứu tích cực mới qua khỏi.

Phù Quinck (một thể mày đay đặc biệt ở mặt, làm cả một vùng mặt sưng vù, cộm cứng, ngứa vừa phải) có thể gây phù nề thanh quản, khó thở. Nếu không kịp thời xử trí, chứng này có thể dẫn tới tử vong do suy hô hấp.

XẾT NGHIỆM VÀ CHUẨN ĐOÁN MỀ ĐAY PHÙ MẠCH

Đôi khi không thể xác định được nguyên nhân gây mày đay hoặc phù mạch. Chẩn đoán thường dựa vào bệnh sử, nhất là thông tin chi tiết về việc tiếp xúc với những chất gây kích ứng.


Mề đay phù mạch
Bệnh nhân cần nói cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc đang dùng, kể cả thuốc đông y và những thuốc không thường xuyên dùng hằng ngày. Bác sĩ cũng có thể tiến hành thử phản ứng dị ứng ở da.

Nếu nghi ngờ phù mạch di truyền, có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ và chức năng của một số loại protein đặc hiệu trong máu.

Nếu nghi ngờ dị ứng với thực phẩm, latex, lông động vật, phấn hoa hoặc thuốc, có thể làm xét nghiệm máu hoặc thử phản ứng dị ứng ở da.

HỎI ĐÁP : MỀ ĐAY LÀM THIẾU MAU CƠ TIM

Tôi 62 tuổi, bị cao huyết áp. Vừa qua tôi sơ ý dầm mưa, về nhà người bị nổi mề đay. Uống thuốc thì đỡ nhưng lại thấy khó thở, phải đi cấp cứu. Các bác sĩ chẩn đoán tôi bị thiếu máu cơ tim. Xin hỏi có phải mề đay đã làm ảnh hưởng đến tim mạch?
Lê Minh Mẫn (Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP.HCM)


Bệnh nổi mề đay
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam (bệnh viện đại học Y dược TP.HCM): Nổi mề đay là biểu hiện thường gặp và nhẹ nhất của tình trạng dị ứng. Có nhiều tác nhân gây ra như thuốc uống, hoá chất, bụi, thức ăn… và cả nước mưa hay tình trạng lạnh. Bởi trong nước mưa, nhất là ở những nơi có ô nhiễm cao như TP.HCM, có rất nhiều hoá chất gây dị ứng đi kèm với lạnh nên khả năng nổi mề đay khá cao. Nếu bị nặng hơn, có thể bị phù mi mắt, phù thanh quản, co thắt khí phế quản và gây ra khó thở. 

Riêng về chẩn đoán thiếu máu cơ tim, có lẽ bệnh nhân đã bị từ lâu, vì phần lớn những người cao huyết áp nếu điều trị chưa tốt thường có tổn thương xơ vữa của động mạch vành tim đi kèm. Chính vì vậy khả năng dị ứng nổi mề đay đưa đến thiếu máu cơ tim là không hợp lý. Chỉ có thể cảm lạnh, nổi mề đay... làm nặng thêm bệnh thiếu máu cơ tim và đưa đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, là một cấp cứu tim mạch khá nặng và có thể tử vong.