Hỏi:Em đã bị nổi mày đay đã 2-3 tháng nay. Mặc dù em đã uống thuốc BENADRYL (do dược sĩ cho), nhưng vẫn không thấy hết. Các đốm cứ nổi rồi lại lặn, rồi lại nổi lên tiếp gây ngứa rất khó chịu và bất tiện. Xin hãy chỉ cho em cách để trị dứt bệnh này, và những cách trị mẹo để không còn bị ngứa nữa. (Tracy)
Đáp:Nổi mày đay là bệnh da dị ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể ở bên trong hoặc bên ngoài cơ thể gây ra như:
- Do thức ăn: trứng, nấm, tôm, cua, sò, ốc…
- Do thuốc: kháng sinh, Quinin… - Do ký sinh trùng: giun, sán… - Do côn trùng đốt: muỗi, rệp… - Do tiếp xúc với cây lá, sâu bọ, phấn hoa, nước, gió lạnh. - Do điều kiện làm việc mệt nhọc, gắng sức, thay đổi cảm xúc.
Biểu hiện của nổi mày đay là ngứa, đây là triệu chứng chính xuất hiện cùng với các nốt sẩn, phù, kích thước khác nhau, khu trú ở một vùng hoặc rải rác khắp cơ thể. Các tổn thương mày đay có thể xuất hiện ở cả niêm mạc đường hô hấp gây khó thở hoặc ở niêm mạc dạ dày gây đau bụng…
Bệnh mày đay tiến triển thành từng đợt, mỗi đợt không quá vài ba ngày, có nhiều trường hợp bệnh tái phát liên tục trở thành mãn tính.
Điều trị: muốn điều trị dứt điểm phải tìm được nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân đó. Tuy nhiên việc tìm nguyên nhân nhiều khi rất khó vì vậy điều trị thường chia làm 02 giai đoạn.
Giai đoạn tạm thời: dùng các loại thuốc kháng Histamin tổng hợp một đợt 10-15 ngày như Dimedron, Penegan, các thuốc giải mẫn cảm không đặc hiệu như Canxi Clorua, vitamin C.
Trường hợp của bạn ngoài những thuốc như trên trong giai đoạn cấp nên điều trị giải mẫn cảm đặc hiệu như dùng:
+ Histaglobin tiêm dưới da, mỗi lần 2mg , 3 ngày tiêm 1 lần. Đợt điều trị 6-8 lần tiêm.
+ Thuốc mát gan giải độc như Livcine 94, Hyposunphen. + Tránh ăn những chất kích thích và các thức ăn làm tăng bệnh.
Điều trị cơ bản như trên thường đạt kết quả tốt nhưng đòi hỏi phải kiên trì và lâu dài.
Sau khi điều trị tạm thời như trên mà không khỏi thì phải tìm nguyên nhân để có phương pháp loại bỏ nguyên nhân. Trong trường hợp này bắt buộc phải theo hướng dẫn của BS chuyên khoa.
|
Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013
CÁCH CHỮA BỆNH MỀ ĐAY
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH MỀ ĐAY
Bác sĩ Thọ: Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, một bệnh da phổ biến nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân. Có rất nhiều yếu tố gây bệnh mề đay bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, thậm chí nhiều khi không chỉ do 1 yếu tố gây ra mà do nhiều yếu tố kết hợp lại.
Trà Mi: Xin bác sĩ cho biết một vài yếu tố thường gặp gây nên chứng bệnh mề đay này?
Bác sĩ Thọ: Thông thường nhất là do thức ăn. Có những loại thức ăn gây dị ứng như sữa, trứng, hải sản, tương, chao, chocolate…Yếu tố thứ hai là thuốc, các loại thuốc có thể gây dị ứng ngay sau khi dùng lần đầu hoặc sau 1 tuần. Kế đến là do các nộc độc của côn trùng như ong, kiến, sâu bọ…
BỆNH MỀ ĐAY LÀ GÌ
Những hiện tượng ban đầu chính là có những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp, trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Tuy là một bệnh da phổ biến, rất dễ nhận biết nhưng lại khó phát hiện nguyên nhân dù đã làm đầy đủ các xét nghiệm. Có nhiều yếu tố gây bệnh (bên trong, bên ngoài cơ thể, cơ địa) và trên một bệnh nhân, nhiều khi không chỉ có một mà gồm nhiều yếu tố cùng kết hợp.
Diễn biến bệnh
Cấp tính: xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.
TRIỆU CHỨNG BỆNH MỀ ĐAY |
Mãn tính: kéo dài trên 6 tuần, đa số là tự phát (vô căn), trường hợp này phải dựa vào những nghiên cứu thật công phu, tỉ mỉ mới có thể tìm được nguyên nhân. Thuốc chống dị ứng chỉ giải quyết được triệu chứng tạm thời. Muốn điều trị hiệu quả thì cái chính là phải tìm cho ra nguyên nhân, đôi khi không mấy dễ dàng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)